Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm những ai? Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm những cơ quan nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết về hệ thống cơ quan xét xử bạn nhé.
- Ronaldo đã thi đấu bao nhiêu trận
- Phong Trào Cần Vương – Nguyên Nhân, Diễn Biến Và Ý Nghĩa Lịch Sử
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng
- Thông tin chi tiết
- Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm
Bạn đang xem: Hệ Thống Cơ Quan Xét Xử Gồm Những Cơ Quan Nào?
1. Hệ thống cơ quan điều tra
Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân gồm:
Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ máy giúp việc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng:
– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
– Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan?
Xem thêm : Âm phát ra nhỏ hơn khi nào? Âm phát ra lớn hơn khi nào?
Bộ máy hành chính nhà nước gồm các cơ quan:
- Cơ quan quyền lực
- Cơ quan hành chính
- Cơ quan xét xử
- Cơ quan kiểm sát
Trong đó:
– Cơ quan quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
– Cơ quan hành chính là cơ quan thực hiện quyền hành pháp mà đứng đầu là Chính phủ. Cơ quan hành chính là bao gồm Chính phủ và UBND các cấp
– Cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát còn được gọi là cơ quan tư pháp:
- Hoạt động xét xử thuộc về cơ quan xét xử là Tòa án. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có cơ cấu tổ chức như sau:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Tòa án quân sự.
- Hoạt động kiểm sát (kiểm tra và giám sát hoạt động tư pháp) thuộc về Viện kiểm sát nhân dân:
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát là cơ quan được tổ chức song song với tòa án, có nhiệm vụ kiểm sát các hoạt động của tòa án, đảm bảo các hoạt động này tuân thủ đúng quy định pháp luật.
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
3. Bộ máy nhà nước là gì?
Các bạn hiểu thế nào là bộ máy nhà nước?
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Xem thêm : Bà bầu ăn mì tôm được không? Bầu 3 tháng ăn hưởng đến bé không?
Cơ quan nhà nước được phân loại theo từng tiêu chí như sau:
Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;
- Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;
Căn cứ vào trình tự thành lập:
- Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;
- Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.
Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:
- Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;
- Cơ quan Nhà nước ở địa phương
5. 4 hệ thống cơ quan nhà nước
Nhà nước Việt Nam là hệ thống có 4 cơ quan. Đó là
+ Quốc hội là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của cơ quan này bao gồm: lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
+ Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
– Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
– Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương.
– Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về hệ thống cơ quan xét xử. Nếu có những thắc mắc liên quan đến hệ thống cơ quan xét xử bao gồm hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp