Đồng bằng sông Hồng cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
1. CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA VÙNG
Bạn đang xem: BÀI 33: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
– Khái quát chung:
+ Diện tích không lớn: 21,3 nghìn km2.
+ Dân số đông: 23,2 triệu người (2021), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá cao.
+ Mật độ dân số cao nhất cả nước.
+ Gồm 10 tỉnh, thành phố.
– Các thế mạnh chủ yếu
+ Vị trí địa lí:
- Tiếp giáp với nhiều vùng trong nước tạo điều kiện bổ sung nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng.
- Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Giáp vịnh Bắc Bộ thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Xem thêm : Uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Cách làm sữa đậu nành đơn giản tại nhà
+ Tự nhiên:
- Đất: đất phù sa màu mỡ, là tài nguyên có giá trị hàng đầu; đất ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm nên chất lượng khá tốt.
- Nước: phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm; thuận lợi cho giao thông, thủy lợi, cung cấp nước sản xuất và bồi tụ phù sa.
- Biển: vùng biển có nhiều thủy hải sản, các bãi tắm và hệ thống đảo có tiềm năng du lịch, một số vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Khoáng sản: than nâu, khí tự nhiên; vật liệu xây dựng. Than nâu có điều kiện khai thác phức tạp.
+ Kinh tế – xã hội:
- Dân cư – lao động: dân số đông tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn; lao động dồi dào, có kinh nghiệm, trình độ.
- Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông; điện, nước thuộc hàng tốt bậc nhất cả nước, đầy đủ loại hình giao thông.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống.
- Thế mạnh khác: thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ, thu hút được đầu tư.
Quần đảo Cát Bà – Hải Phòng (Ảnh: Sưu tầm)
2. CÁC HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA VÙNG
– Dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, lực lượng lao động dồi dảo gây sức ép đối với kinh tế, việc làm, nhà ở, môi trường,…
– Chịu tác động của nhiều thiên tai: thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng,…
– Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp (phải nhập từ vùng khác).
– Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng, tỉ trọng nông nghiệp còn cao.
Xem thêm : Người nhóm máu O uống bia rượu thường đỏ mặt?
3. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
– Mục đích/ cơ sở:
+ Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
+ Khai thác tốt thế mạnh, thu hút đầu tư.
– Xu hướng chung: Tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
– Trong nội bộ ngành: trọng tâm: phát triển, hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
+ Khu vực I:
- Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
- Trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Khu vực II: phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tự nhiên và con người.
+ Khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp