Bầu uống nước sâm được không? Những cảnh báo khi sử dụng nước sâm trong thai kỳ

Nhân sâm được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia với định danh là một loại thảo dược bổ trợ sức khỏe rất tốt. Nhân sâm cũng được dùng để làm nguyên liệu chế biến ra các thành phẩm sâm khác nhau. Có lẽ để dễ hấp thụ thì nhiều người sẽ lựa chọn nước sâm. Nước sâm sẽ phù hợp với những ai? Bầu uống nước sâm được không?

Tác dụng của nước sâm

Nước sâm là một loại thành phẩm đã được chế biến từ nhân sâm, có những tác dụng giống như nhân sâm mang lại, tuy nhiên tác dụng còn tùy thuộc vào hàm lượng nhân sâm có trong loại thành phẩm này.

Nước sâm khá đắt đỏ vì đây là loại thảo dược quý sử dụng như là loại thuốc bổ cho sức khỏe của con người. Với rất nhiều các tác dụng như:

  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Nước sâm cải thiện những triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
  • Làm tăng trí nhớ và ngăn chặn tình trạng mất trí cũng như các bệnh lý về thần kinh.
  • Nước sâm điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Có tác dụng trong việc chữa trị bệnh ung thư.
  • Nước sâm hỗ trợ giảm các chấn thương về cơ sau khi tập thể dục, thể thao.
  • Uống nước sâm để cải thiện đường tiêu hóa.
  • Đối với những người đái tháo đường thì việc sử dụng nước sâm còn giúp hạ đường huyết.
  • Có tác dụng trong phòng và hạn chế những triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.

Bầu uống nước sâm được không?

Do tính quý hiếm của sâm và những lợi ích cho sức khỏe mà nhân sâm mang lại nên rất nhiều người ưa chuộng sử dụng các thành phẩm của sâm để bồi bổ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình của mình. Dù giá thành của nó khá đắt đỏ, nhưng nhiều người sẵn sàng chi tiền cho nhân sâm, hay là đầu tư vào những loại nước sâm để tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

Chính vì lẽ đó mà cũng có nhiều băn khoăn về việc bầu uống nước sâm được không? Trên thực tế thì khi mang thai, các bà mẹ được khuyến cáo không nên sử dụng nước sâm vì nhiều bất cập sẽ có thể xảy ra trong giai đoạn này nên rất cần được chú trọng. Không nên vì ham mê những lợi ích sức khỏe từ nước sâm mà áp dụng hết vào tất cả mọi đối tượng để bồi bổ.

Nước sâm có những tác động như thế nào đến bà bầu?

Nước sâm thực chất rất có ích cho sức khỏe, tuy nhiên nước sâm lại không được khuyến nghị sử dụng đối với những người đang mang bầu vì những lý do sau đây.

Dễ gây ra dị tật thai nhi

Trong một thí nghiệm tại đại học Hồng Kông ở con chuột đang mang bầu được các nhà khoa học nghiên cứu và quan sát khi cho nó sử dụng nhân sâm. Thực hiện quá trình tiêm Ginsenoside Rb1 thành phần chủ yếu trong nhân sâm với liều lượng là khoảng 30 mg/ml vào mỗi con chuột và theo dõi chúng.

Sau 9 ngày liên tục thì có nhận thấy rằng các cơ quan, bộ phận của phôi thai ở chuột bị tiêm nhân sâm có dấu hiệu phát triển không bình thường như: Mắt, tim, tay, chân… Từ đó có thể suy ra kết quả tương tự đối với các trường hợp trên người. Vì vậy mẹ bầu không nên uống nước sâm trong quá trình mang thai.

Xuất huyết, chảy máu

Nước sâm trong thành phần có chứa chất chống đông máu. Vì thế, khi sử dụng nước sâm uống trong khi mang bầu với thời gian dài và nghĩ rằng đó là để bồi bổ cho bản thân là sai lầm, bởi nó sẽ gây ra những tác hại rất lớn cho người mẹ sau này khi sinh nở và cả sau khi sinh con. Biểu hiện là các triệu chứng bị băng huyết, khó cầm máu khi sinh con.

Uống nước sâm khi bầu có thể khiến cho bà mẹ bị tiêu chảy

Có rất nhiều tác hại tiềm ẩn mà một thời gian sau khi dùng nước sâm thì mẹ bầu mới gặp phải, vì thế mà gây ra những yếu tố chủ quan và không biết đến được tác hại khi sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể có những tác hại tức thời khi sử dụng nước sâm ở bà bầu, đó chính là tiêu chảy.

Sau khi sử dụng nước sâm, mẹ bầu có thể bị đi ngoài 2 – 3 lần trong 1 ngày. Tần suất tiêu chảy nhiều như vậy gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể người mẹ, đồng thời gây ra những diễn biến xấu cho thai nhi. Nếu đã lỡ uống nước sâm và gặp phải tình trạng này thì mẹ bầu nên đến thăm khám để có giải pháp bù nước thích hợp.

Gây rối loạn về giấc ngủ cho mẹ bầu

Theo các chuyên gia thẩm định, trong nước sâm có chứa các yếu tố để gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ở những bà mẹ mang thai. Nước sâm không chỉ gây ra chứng khó ngủ cho các mẹ bầu mà nó còn gây ra những rối loạn khác khiến cho các chị em thức giấc rất nhiều lần trong đêm.

Khi bị mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể của người mẹ bị suy nhược thêm và gia tăng mệt mỏi, sức khỏe dần ốm yếu, giảm sút tinh thần, tâm trạng thay đổi thất thường “Sáng nắng, chiều mưa”.

Cảm thấy khô miệng

Trong nước sâm có chứa một loại enzym ức chế hoạt động của tuyến nước bọt và làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt. Khi bà bầu uống nước sâm xong thường sẽ có cảm giác khô miệng. Khi mang bầu có rất nhiều thay đổi gây khó chịu cho người mẹ, trong đó có chứng khô miệng, nhưng khi sử dụng thêm nước sâm thì tình trạng của chứng khô miệng càng tăng và gây khó chịu nhiều hơn.

Đau nhức đầu

Khi mang bầu, mẹ bầu thường có rất nhiều các triệu chứng ốm nghén như đau đầu, nhức cơ,… Đã vậy khi uống thêm nước sâm, cơ thể sẽ có những rối loạn chuyển hóa gây tăng thêm khả năng đau nhức đầu, khiến cho quá trình ốm nghén càng thêm trầm trọng, khó xử lý hơn.

Nước sâm làm mất cân bằng lượng đường trong máu mẹ bầu

Khi mang thai các bà mẹ rất dễ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ. Không chỉ do sử dụng quá nhiều đồ ngọt và tinh bột thì uống nước sâm cũng gây tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở các bà mẹ đang mang thai. Khi mắc phải trường hợp tăng lượng đường trong máu, mẹ bầu đều gặp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hạ nhịp tim… Tất cả đều có thể gây tác động xấu đến thai nhi.

Nước sâm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên câu trả lời cho câu hỏi: “Bầu uống nước sâm được không?” đó chính là hoàn toàn không. Hy vọng rằng bài viết trên đã phân tích cho các bạn hiểu được nguyên nhân của việc không nên sử dụng nhân sâm cho thai phụ. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến những vấn đề sức khỏe của nhà thuốc Long Châu cập nhật. Hãy cùng theo dõi để có thể nắm bắt được thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích cho bản thân và gia đình.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi