Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện truyền nước biển cho bà bầu. Cụ thể:
Có thể bạn quan tâm
- Không phải trường hợp mệt mỏi, thiếu ngủ nào cũng cần truyền nước biển. Để xác định mình có thuộc trường hợp phải truyền nước không, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Trước khi đưa ra quyết định, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và các bước kiểm tra cần thiết khác. Nếu kết quả đo được thấp hơn mức bình thường, bác sĩ mới chỉ định cho người bệnh truyền nước biển.
- Trong trường hợp, cơ thể bị mất nước nhưng người bệnh vẫn có thể ăn uống thì có thể thực hiện bù nước, bù điện giải thông qua chế độ ăn chứ không nhất thiết phải thực hiện truyền nước. Cụ thể, trong một ly nước có pha thìa cà phê đường tương đương với truyền một chai glucose 5% hay húp một bát canh nhạt cũng tương đương với truyền một chai dung dịch muối 9%.
- Để tránh bị sốc do truyền nước, trong quá trình thực hiện truyền tĩnh mạch, mẹ bầu cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Địa điểm truyền dịch phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Tuyệt đối không được tự ý mua dịch truyền từ quầy thuốc hoặc sử dụng các dịch vụ truyền nước biển tại nhà.
- Trường hợp chống chỉ định truyền nước cho mẹ bầu gặp phải tình trạng tăng kali huyết, urê huyết, suy thận cấp, mãn tính, suy tim, toan huyết, suy gan, viêm gan nặng…
- Tại thời điểm truyền dịch, người bệnh bị choáng váng do đổ mồ hôi, mất nước nhiều sau luyện tập cường độ cao… cũng không được chỉ định truyền. Bởi truyền dịch lúc này có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ gặp các biến chứng như: phù não, ngộ độc nước, co giật, thậm chí là tử vong.
- Đảm bảo dây truyền không bị xoắn, gấp khúc, sát trùng vùng da tiếp xúc với kim truyền.
- Không được phép pha dịch hoặc trộn hỗn hợp truyền với các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Các chai dịch truyền đã bị mở nắp hoặc hết hạn sử dụng hay dung dịch có hiện tượng lợn cợn không được phép sử dụng. Việc bảo quản dịch nước không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước biển.
- Khi gặp phải bất cứ triệu chứng nào bất thường nghi ngờ do truyền nước biển gây ra, mẹ bầu cần thông báo ngay lập tức với nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.
Như vậy bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc: “Có bầu truyền nước biển được không?”. Không thể phủ nhận được tác dụng của việc truyền nước biển, tuy nhiên, đối với tất cả mọi đối tượng, nhất là mẹ bầu có thể gặp phải nguy hiểm khi truyền dịch không đúng cách. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi, bạn cần thực hiện truyền nước biển theo đúng quy trình, chỉ định của bác sĩ.
Bạn đang xem: Có nên truyền nước cho bà bầu?
Xem thêm : Hướng dẫn cách lăn trứng gà trị mụn tại nhà
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp