Con gái lấy chồng có được nhận thừa kế ?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video con gái đi lấy chồng có được chia đất không

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về vấn đề nhận thừa kế của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con gái và giải đáp thắc mắc “Con gái lấy chồng có được nhận thừa kế?

Từ xưa, với tư tưởng rằng sinh con gái là con của người khác, vì cho rằng con gái đi lấy chồng như chén nước đổ đi. Bằng những quan điểm sai lệch đó, đã dẫn đến việc trọng nam khinh nữ, tuy nhiên, hiện nay với hệ thống pháp luật đã tiến bộ, có thể thấy việc thừa kế di sản đối với con trai hay con gái trong gia đình đều bình đẳng như nhau.

Các hình thức của thừa kế

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hiện nay thừa kế được thể hiện dưới hai hình thức, cụ thể như sau:

  • Thừa kế theo di chúc: Là việc người thừa kế nhận di sản theo ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Trường hợp con gái lấy chồng có được nhận thừa kế

Trường hợp có để lại di chúc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức thừa kế theo di chúc, thì nếu người để lại di sản có để lại di chúc hợp pháp thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo ý chí, nguyện vọng trong di chúc đó. Bên cạnh đó, người để lại di sản khi lập di chúc hoàn toàn có thể chỉ định người thừa kế, phân định việc chia di sản thừa kế như thế nào cho từng người được nhận thừa kế.

Chính vì vậy, với trường hợp người để lại di sản có lập di chúc và trong di chúc có chỉ định, phân định chia di sản thừa kế cho người con gái đã đi lấy chồng thì người đó hoàn toàn có quyền được nhận thừa kế.

Trường hợp trong di chúc không có tên người con gái đã đi lấy chồng

Như đã trình bày trên, có thể thấy di chúc là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản, do đó nếu trong di chúc không chỉ định, không phân định di sản cho người con gái đã lấy chồng này thì họ vẫn được nhận thừa kế. Theo đó, việc nhận thừa kế này chỉ được hưởng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, việc nhận thừa kế này chỉ áp dụng trong trường hợp:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động

Vì vậy, nếu người con gái đi lấy chồng không có khả năng lao động mà không được chỉ định thừa kế trong di chúc thì người đó vẫn được hưởng di sản bằng ⅔ suất thừa kế của một người theo pháp luật

Trường hợp thừa kế theo pháp luật

Ngược lại với trường hợp người để lại di sản có lập di chúc, thì trường hợp này người để lại di sản không lập di chúc để chia thừa kế hay di chúc không hợp pháp thì di sản này sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, những người được nhận thừa kế theo pháp luật được quy định theo hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở các hàng thừa kế nêu trên đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, con gái thuộc thứ tự hàng thừa kế thứ nhất, do đó khi chia thừa kế theo pháp luật thì người con gái đã đi lấy chồng vẫn được nhận thừa kế.

Điều kiện được hưởng quyền thừa kế

Có thể nói trường hợp người con gái đã đi lấy chồng được nhận thừa kế nếu có tên trong di chúc hay không có di chúc vẫn được nhận thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, người này phải thỏa mãn những điều kiện chung đối với người thừa kế là cá nhân như sau:

  • Còn sống vào thời điểm mở thừa kế;
  • Đã sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết.

Những trường hợp không được quyền hưởng thừa kế

Khi xét ở hai hình thức thừa kế trên, thì người con gái đi lấy chồng vẫn thuộc đối tượng người được nhận thừa kế. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp không được quyền hưởng thừa kế, cụ thể như sau:

  • Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
  • Giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng 01 phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Ngoài ra, nếu người con gái này thực hiện từ chối nhận di sản thì cũng không có quyền nhận thừa kế.

Phẩu thuật thẩm mỹ bị biến chứng -dichthuatkhanhan - 3

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

(Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧 : info@dichthuatkhanhan.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An