Câu hỏi:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp. Vậy nếu Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm?
- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp phòng tránh
- Đẻ thuê và những vụ bê bối, biến tướng
- CÁC LOẠI MAI VÀNG ĐẸP NHẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Tháng 2 là cung gì? Giải mã tất tần tật tính cách, vận mệnh, tình yêu, sự nghiệp trong năm nay
- Mở cửa hàng sắt thép cần chuẩn bị những gì? Vốn khoảng bao nhiêu?
A. Hành chính.
Bạn đang xem: Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm?
B. Kỷ luật.
C. Nội quy lao động.
D. Quy tắc an toàn lao động.
Đáp án đúng B.
Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm Kỷ luật, kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập… đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng
Xem thêm : Thấy lòng bàn tay xuất hiện thứ này có thể gan đang mắc bệnh
Kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập… đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.
Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
– Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Xem thêm : Hột xoàn 4 ly 5 giá bao nhiêu tiền? Bảng giá rẻ nhất 2024
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định:
Quy định về việc công chức không được tự thành lập doanh nghiệp là một trong những quy định trong nội quy quy chế của cơ quan, tổ chức. Do đó nếu không tuân thủ quy định này sẽ vi phạm kỷ luật và chịu trách nhiệm kỷ luật.
Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại
Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:
+ Phương án A: Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm hành chính là đáp án chưa chính xác. Bởi vì “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Đối với hành vi thành lập doanh nghiệp của công chức là vi phạm kỷ luật và phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
+ Phương án C: Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm Nội quy lao động là đáp án chưa chính xác bởi vì nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất. Đối với hành vi thành lập doanh nghiệp của công chức là vi phạm kỷ luật có tính đầy đủ và chính xác hơn vi phạm nội quy.
+ Phương án D: Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm Quy tắc an toàn lao động là đáp án hoàn toàn sai. Vì thành lập doanh nghiệp không liên quan đến an toàn lao động lao động.
Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án B. Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm Kỷ luật.
Nội dung bài viết trên đây của Luật Hoàng Phi đã giải đáp chi tiết về câu hỏi Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm? để quý độc giả có thể tham khảo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp