Công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú được không?

Hiện nay có thể bạn đọc sẽ thắc mắc về khái niệm hay các quy định liên quan đến công chứng giấy tờ. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết về Công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú được không? cùng với ACC:

1. Công chứng chứng minh nhân dân ở đâu?

Bản chất của việc công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân chính là chứng thực bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân từ bản chính. Để biết công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân ở đâu, ta chỉ cần xác định các cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:

– Trong trường hợp chứng minh nhân dân do cơ quan Việt Nam cấp:

  • Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn
  • Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng)

– Trong trường hợp công chứng bản dịch Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, có thể thực hiện tại 2 cơ quan:

  • Phòng Tư pháp cấp quận, huyện
  • Văn phòng công chứng tư nhân

Như vậy, bạn đọc không cần phải công chứng chứng minh nhân dân ở nơi mình thường trú mà có thể công chứng ở UBND phường hay các phòng công chứng, văn phòng công chứng.

2. Công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú được không?

2. 1 Công chứng giấy tờ khác tỉnh

Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Như vậy, chỉ các hợp đồng, giao dịch về bất động sản mới phải công chứng trong tỉnh. Các trường hợp còn lại (bao gồm cả công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản) thì có thể công chứng khác tỉnh.

2.2 Chứng thực giấy tờ khác tỉnh

Khoản 5, 6 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.”

Như vậy, việc chứng thực giấy tờ liên quan đến tài sản là động sản thì được chứng thực khác tỉnh, còn chứng thực giấy tờ liên quan đến bất động sản thì phải chứng thực tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.

Từ các điều khoản trên cho thấy, có thể công chứng CMND ở bất kỳ phòng công chứng nào trên toàn quốc, không nhất thiết phải về địa phương nơi thường trú.

3. Thủ tục công chứng chứng minh nhân dân

Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP (Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch) có quy định về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính thì trình tự thủ tục chứng thực CMND/CCCD sẽ được thực hiện như sau:

1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để đối chiếu bản sao với bản chính.

Với trường hợp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân do cơ quan nước ngoài cấp, trước khi yêu cầu chứng thực bản sao thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật (trừ các trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.)

2. Để chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân khi người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính. Trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

3. Cán bộ chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao. Nếu nội dung bản sao đúng với bản chính và bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định.
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối và phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính chứng minh thư hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực

4. Có thể ủy quyền người khác công chứng chứng minh thư được không?

Trong một trường hợp đặc biệt, bạn không thể tự đi chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân thì cũng không thể nhờ người khác thực hiện thay được.

Khi đi chứng thực chứng minh nhân dân, người yêu cầu cần phải xuất trình giấy tờ cần có. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ đã hợp lệ, cán bộ thực hiện sẽ xét xem người yêu cầu chứng thực có đủ minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hay không. Nếu đủ điều kiện, người yêu cầu chứng thực phải ký vào Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân trước mặt người thực hiện chứng thực.

Như vậy, rõ ràng là không thể ủy quyền người khác đi chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân được. Hành vi nhờ người khác xin chứng thực chứng minh thư là hành vi trái pháp luật. Người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

5. Mọi người có thể hỏi

1. Lệ phí công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú:

Lệ phí công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú được áp dụng theo quy định của từng phòng công chứng.

2. Một số lưu ý khi công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú:

  • Nên chọn phòng công chứng uy tín, chất lượng.
  • Mang theo CMND/CCCD bản gốc.
  • Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đề nghị công chứng.
  • Nộp lệ phí công chứng theo quy định.

Việc tìm hiểu về công chứng giấy tờ sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp các vấn đề liên quan đến loại giấy tờ này, những gì xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Công chứng CMND ở nơi khác nơi thường trú được không? gửi đến quý bạn đọc đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.