Giấy chứng sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng đầu tiên được cấp của mỗi con người từ khi mới sinh ra. Giấy này dùng để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một người, đồng thời là căn cứ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc các thủ tục khác. Vậy muốn công chứng giấy chứng sinh thì cần những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.
Giấy chứng sinh là gì?
Giấy chứng sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng đầu tiên được cấp của mỗi con người từ khi mới sinh ra.
Bạn đang xem: Công chứng giấy chứng sinh cần những gì?
Giấy này dùng để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một người, đồng thời là căn cứ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc các thủ tục khác.
Giấy chứng sinh có giá trị sử dụng cho đến khi trẻ được khai sinh.
Vai trò của giấy chứng sinh
Xác thực, ghi lại thông tin ra đời của một người
Trong mẫu Giấy chứng sinh đều có ghi đầy đủ thông tin của em bé được sinh ra như: Thông tin người mẹ, thời gian và địa điểm em bé sinh ra, các thông tin liên quan đến em bé như giới tính, cân nặng, sức khỏe, tên tạm thời, tên người đỡ đẻ.
Căn cứ để làm Giấy khai sinh
Giấy chứng sinh là một trong những giấy tờ quan trọng nên có trong hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn. Nếu không có Giấy chứng sinh, Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, người đăng ký khai sinh cho trẻ sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác chứng minh sự ra đời như:
– Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Xem thêm : Uống nước đun sôi để nguội lâu ngày có tốt cho sức khỏe?
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Căn cứ để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho cha, mẹ
Nếu trẻ chưa kịp làm giấy khai sinh, cha, mẹ có thể sử dụng bản sao Giấy chứng sinh để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho mình.
Công chứng là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014; công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Công chứng giấy chứng sinh cần những gì?
Người cần công chứng giấy chứng sinh tại Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ sau:
– Giấy chứng sinh gốc;
– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…(bản sao và bản chính để đối chiếu);
Xem thêm : Khám phá hiện tượng kì thú tại đường xích đạo chạy qua Indonesia
Lưu ý: bản sao là bản photo, không cần chứng thực.
Dùng bản sao giấy chứng sinh để hưởng thai sản có được không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 1. Giải thích từ ngữ
- Giải thích từ ngữ
– Thành phần hồ sơ nêu tại văn bản này nếu không ghi là bản chính thì có thể nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ; các thành phần hồ sơ, mẫu hồ sơ khác nêu trong văn bản này mà do cơ quan BHXH lập hoặc ban hành là bản chính.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định thì:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
- a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con…”
Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể nộp bản sản hợp lệ giấy chứng sinh (Bản sao giấy chứng sinh có công chứng) để nhận trợ cấp thai sản.
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về hồ sơ công chứng giấy chứng sinh. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp