Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 21: Công nghệ tế bào sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 21: Công nghệ tế bào. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào
Bạn đang xem: 20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo 2024): Công nghệ tế bào
Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào
Câu 1: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.
(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.
(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.
Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Cho các bước thực hiện sau đây:
(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.
(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.
(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.
(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (3) → (1) → (2) → (4).
D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 3: So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm nào sau đây?
A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.
Câu 4: Cho các thành tựu sau đây:
(1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng
(2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene
(3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau
(4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 5: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.
Câu 11: Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài.
Câu 12: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?
A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.
Câu 13: Cấy truyền phôi ở động vật là
A. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào cùng một loại môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
B. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
C. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào các loại môi trường nhân tạo khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
D. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
Câu 14: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kiểu gene đồng nhất
(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống nhau
(3) Không thể giao phối với nhau
(4) Có kiểu gene thuần chủng
Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là
A. (1), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?
A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.
B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.
C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.
D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.
Xem thêm : Một số sự kiện trong ngày 2 tháng 5:
Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào
I. Công nghệ tế bào
1. Khái niệm công nghệ tế bào
Là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoạt mô trên môi tường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Cơ chế là tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra số lượng sản phẩm lớn.
2. Nguyên lí của công nghệ tế bào
Mô là một nhóm tế bào độc lập có cấu trúc và chức năng như nhau. Vì vậy, khi tách riêng mô để nuôi cấy, chúng có thể phát triển thành cơ quan hoặc mô cơ thể.
Tính toàn năng của tế bào là: các tế bào gốc có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào: tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng hormone sinh trưởng.
II. Công nghệ tế bào thực vật
1. Công nghệ tế bào thực vật
Nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta thực hiện:
(1) tách mô phân sinh đỉnh sinh trưởng nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo mô sẹo.
(2) các mô sẹo tiếp tục được nuôi cấy để phát triển thành cây non.
(3) cây non được chuyển sang trồng ở vườn ươm và sau đó là ngoài môi trường.
2. Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật
Các giống cây ăn quả (chuỗi Nam Mỹ, chuối sứ, dây tây chịu nhiệt …) giống cây cảnh giá trị cao (lan hồ điệp, lan rừng đột biến …) các giisong cây dược liệu và cây lấy gỗ …
III. Công nghệ tế bào động vật
1. Công nghệ tế bào động vật
Gồm 2 kĩ thuật: nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
2. Một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật
– Nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành niêm mạc để chữa mắt tại Việt Nam.
– Nuôi cấy tế bào mần tinh trùng của chuột thành tinh trùng, mở triển vọng điều trị vô sinh ở nam.
– Kiểm soát cách thức tế bào tạo ra nhiều tế bào giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư …
Sơ đồ tư duy công nghệ tế bào:
Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 20: Thực hành: quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào
Bạn đang xem: 20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo 2024): Công nghệ tế bào
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp