Công nhân điện – một nghề có nhiều khó khăn và thử thách hơn những gì chúng ta vẫn thường tưởng tượng. Vậy những khó khăn đó là gì, có những điều gì đặc biệt xoay quanh công việc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời ngay.
Công nhân điện là gì?
Công nhân điện là tập hợp tất cả những lao động phổ thông có kiến thức, chuyên môn về kỹ thuật điện hoạt động trong những nhà máy, xí nghiệp hoặc tập đoàn điện lực trên cả nước. Công việc trên thực tế của họ chủ yếu xoay quanh việc sản xuất, phân phối, làm việc với các thiết bị điện cũng như khắc phục các sự cố, hỏng hóc liên quan đến điện nhằm đảm bảo an toàn và tiện lợi cho nhân dân.
Bạn đang xem: Công nhân điện là gì? Những thách thức của nghề công nhân điện
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên cơ điện
Công việc của công nhân điện bao gồm những gì?
Hiện nay, công việc trên thực tế của những người làm nghề này chủ yếu phụ thuộc vào môi trường cũng như tính chất công việc của họ. Theo đó, có thể phân chia công việc thành hai nhóm chính với các công việc đặc trưng như sau:
Công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp điện và trạm biến áp
Có thể nói, đây là công việc mang tính chất đặc trưng nhất của nghề này. Theo đó, những công nhân làm việc trong nhà máy, xí nghiệp như nhiệt điện, thủy điện,… sẽ chủ yếu liên quan đến việc sản xuất, phân phối điện đồng đều trên hệ thống điện lưới quốc gia. Có thể điểm qua các đầu việc như sau:
- Nhận công việc từ ban chỉ đạo để có phương hướng, kế hoạch triển khai trên thực tế.
- Chuẩn bị các loại máy móc kỹ thuật, vật liệu,… chuẩn bị cho việc chế tạo, sản xuất điện.
- Phân phối điện trên hệ thống điện lưới theo kế hoạch đã đặt ra.
- Phân tích các thông số kỹ thuật trên thực tế để kịp thời khắc phục nếu có sự cố xảy ra.
- Tiến hành điều tiết nguồn năng lượng nước, nhiệt,… sau khi hoàn thành để tránh việc xảy ra cháy nổ, lũ lụt,…
- Kiểm tra, bảo trì hệ thống kỹ thuật của nhà máy để đảm bảo an toàn và hạn chế sai sót ở mức thấp nhất.
Công nhân làm việc trong các công ty, tập đoàn điện lực
Xem thêm : Bằng lái A1 có được chạy xe 150cc và những điều cần biết về bằng A1
Bên cạnh những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp hay trạm biến áp trên cả nước, các công nhân này còn hoạt động trong các tập đoàn, công ty điện lực. Công việc của họ cũng có những điểm tương đối khác biệt so với công nhân tại nhà máy thủy điện hay nhiệt điện với nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
- Phân tích sơ đồ máy móc, thiết bị,… điện để điều phối và vận hành trên thực tế.
- Vận hành an toàn và hiệu quả các thiết bị, máy móc,… nhằm đảm bảo nhân dân được sử dụng nguồn điện trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh,…
- Thực hiện thiết kế, thi công, lắp đặt,… các công trình điện lực tại tổng công ty hoặc địa phương nhằm đảm bảo điện lưới hoạt động trơn tru nhất.
- Kiểm tra hiệu suất hoạt động trên thực tế của các công trình đã lắp đặt, hoạt động trên thực tế.
- Kiểm tra và khắc phục nếu có sai sót, sự cố xảy ra.
👉 Xem thêm: [Giải đáp] Làm công nhân điện tử có độc hại không?
Những thách thức của nghề công nhân điện
Nhắc đến nghề này, ắt hẳn nhiều người trong chúng ta nghĩ ngay đến một công việc nguy hiểm, nhiều mạo hiểm và rủi ro. Quan điểm này hoàn toàn đúng với những công việc, nhiệm vụ mà họ phải đảm nhiệm trên thực tế. Tuy nhiên, những gì họ trải qua không chỉ có vậy.
Theo đó, tuy mức lương tương đối cao so với công nhân những ngành, nghề khác nhưng nghề này lại là những đối tượng phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại. Thậm chí, chỉ một sơ xảy nhỏ cũng có thể khiến họ đánh đổi cả tính mạng. Không những vậy, họ cũng là công việc có áp lực cao khi thời gian làm việc khá căng thẳng dày đặc và thời tiết khắc nghiệt. Trên thực tế, bên cạnh thời gian làm việc toàn thời gian, các công nhân còn phải thay phiên nhau trực để đảm bảo an toàn và kịp thời khắc phục những sự cố về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Thông tin về việc làm công nhân đứng máy ép nhựa
Mức lương công nhân điện là bao nhiêu?
Xem thêm : Thủ đô các nước Châu Âu
Trên thực tế, mức lương của nghề này được đánh giá là cao hơn so với mặt bằng của những ngành nghề khác. Cụ thể, những ai mới vào nghề đã có thể có mức thu nhập giao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Mức này sẽ tiếp tục tăng theo kinh nghiệm và có thể lên đến 12-20 triệu/ tháng. Tuy nhiên, mức lương tăng đồng nghĩa với khối lượng công việc và nguy hiểm cũng sẽ tăng theo.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề công nhân điện và những gì họ phải đối mặt trong công việc. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như cập nhật thông tin thường xuyên tại JobsGO.vn nhé.
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp