Công suất là gì? Đơn vị và công thức tính công suất chuẩn xác
Công suất là một đơn vị quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp khi tìm hiểu thông số kỹ thuật của bất cứ thiết bị điện tử nào trong gia đình. Tuy nhiên để hiểu rõ công suất là gì, đơn vị và công thức tính ra sao thì không phải ai cũng biết? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ tất cả những thắc mắc trên.
1. Công suất là gì?
Công suất được hiểu là một đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công trong một đơn vị thời gian. Trên thực tế thì khái niệm công suất là gì được hiểu là thông số biểu thị để người dùng biết lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn đang xem: Công suất là gì? Công thức tính công suất, đơn vị của công suất?
Vậy công suất là gì?
Công suất được ký hiệu là chữ P, nó là từ viết tắt của Potestas theo tiếng Latinh.
Vậy công suất định mức là gì? Đây chính là công suất của thiết bị điện khi hoạt động ở trạng thái bình thường.
2. Đơn vị công suất là gì?
Đơn vị của công suất chính là Jun/giây hay còn gọi là oát. Nó thường được ký hiệu là chữ W. Theo đó thì 1W = 1 J/s (Jun?giây), 1kW = 1000W, 1MW= 1.000.000W.
Đơn vị của công suất
Một số điều bạn cần lưu ý như sau:
Nếu muốn đánh giá việc thực hiện công nhanh hay chậm thì không chỉ so sánh độ lớn của công hoặc đơn thuần dùng thời gian thực hiện công. Để đánh giá được thiết bị thực hiện công nhanh hơn (đánh giá máy làm việc khỏe hơn) thì cần phải so sánh công thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định chính là dùng công suất.
3. Công thức tính công suất là gì?
Để tính được công suất rất đơn giản bạn chỉ cần áp dụng công thức tính công suất như sau:
=> P= A/T
- P: ký hiệu của công suất
- A: ký hiệu của công thực hiện của thiết bị (công cơ học)
- T: ký hiệu của thời gian thực hiện công đó
Xem thêm : Chức năng của nghiên cứu khoa học là gì?
Đây là công thức tính công suất được sử dụng nhiều nhất.
Theo công thức trên có thể thấy việc tính công suất chỉ đơn giản chỉ cần lấy công thực hiện của thiết bị chia cho thời gian thực hiện công. Khi tính được công suất bạn có thể biết được thời gian tiêu tốn điện năng của thiết bị.
4. Ý nghĩa của công suất trên các thiết bị điện tử
Như đã phân tích ở trên công suất thể hiện lượng điện năng tiêu tốn trong một khoảng thời gian. Chẳng hạn đối với máy lọc nước gia đình – một thiết bị quen thuộc mà hầu hết các gia đình đều có thì công suất tính toán để lọc 2 lít sẽ rơi vào khoảng 0,03kW điện. Với công suất này thì bạn lọc khoảng 33.3 lít nước mới tiêu hao khoảng 1 kW điện.
Công suất của máy lọc nước gia đình nhỏ không tiêu tốn nhiều điện năng
Nếu tính theo giá điện cao nhất của các nhà trọ là 4000 đồng cho 1kW điện thì mỗi người uống 2 lít nước/ngày thì 1 tháng sẽ mất: 0.03 (kW) x 30 (ngày) x 4000 ( tiền điện) = 3600 đồng. Đây là mức chi phí cực kỳ nhỏ mà gia đình bạn có thể sử dụng thoải mái rửa hoa quả, đun nấu mà không lo tốn điện.
Công suất đặc biệt được các hộ dân muốn thuê máy phát điện hoặc lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời quan quan tâm. Với lĩnh vực cho thuê máy phát điện thì cần phải lưu ý đến công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong nhà phù hợp với máy phát điện. Vì vậy trước khi thuê máy phát điện bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng công suất.
Một ví dụ khác để bạn có thể hình dung các tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong nhà như sau: Một chiếc tủ lạnh có công suất là 75W thì trong một giờ thiết bị này sẽ tiêu thụ 0,075 kW. Và tính toán trong 1 ngày thì điện năng tiêu thụ sẽ là 0.075 x 24 = 1,8 kW. Như vậy trong vòng 1 tháng tủ lạnh sẽ tốn 1.8 x 30 = 54 kW.
Tương tự bạn có thể áp dụng công thức này để tính toán điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong nhà. Từ đó bạn có thể ước lượng điện năng sử dụng của gia đình trong một tháng.
5. Tổng hợp các bài tập về công suất trong chương trình vật lý trung học cơ sở
Dưới đây là đáp án của các bài tập về công suất trong các chương trình vật lý cấp Trung học cơ sở mà bạn có thể tham khảo:
Câu C1 trang 52 sách giáo khoa vật lý lớp 8 với câu hỏi đi tìm công thực hiện của anh An và anh Dũng:
Lời giải: Trong để bài đã nêu rõ s=4m
- Trọng lượng của 10 viên gạch sẽ là P1= 10 x 16 = 160 N.
- Trọng lượng của 15 viên gạch sẽ là P2 = 15 x 16 – 240 N
Xem thêm : Nên uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào thời điểm nào?
Từ đó ta có thể tính:
- Công của An thực hiện sẽ là A1 = P1 x s= 160 x 4 = 640J
- Công của Dũng thực hiện sẽ là A2 = P2 x s – 960J
Câu C2 trang 52 trong sách giáo khoa vật lý lớp 8 với đề bài: “Tìm người làm việc khỏe nhất trong những phương án dưới đây
- a) So sánh công thực hiện của hai người, nếu ai thực hiện được công lớn hơn thì làm việc khỏe hơn.
- b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của cả hai người, nếu ai làm ít thời gian thì người đó làm việc khỏe hơn.
- c) So sánh thời gian để thực hiện một công của cả hai người, nếu ai thực hiện công ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
- d) So sánh công thực hiện của cả hai người trong một khoảng thời gian, nếu ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
Lời giải: Theo định nghĩa về công suất là gì thì phương án đúng là c và d.
Theo đó người khỏe nhất là người thực hiện một công mất ít thời gian hơn hoặc so sánh trong một khoảng thời gian ai thực hiện được nhiều công hơn.
Câu C4 trong trang 53 sách giáo khoa vật lý lớp 8 với đề bài như sau: Tính công suất của anh An và anh Dũng ở đầu bài học ( Câu hỏi 1)
Lời giải: Áp dụng công thức tính công suất ta có:
- Công suất của anh An là P1 = A1/t1 = 640/50= 12,8W
- Công suất của anh Dũng là P2 = A2/t2 – 960/60 = 16W
Câu C5 trang 53 trong sách giáo khoa Vật lý lớp 8 với đề bài như sau: Để cày một sào đất nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ nhưng dùng máy Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi công suất của trâu hay máy cày lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Lời giải:
- Theo đề bài cho cùng một sào đất thực hiện cày thì công đều như nhau, có nghĩa A=A1=A2
- Thời gian thực hiện cày một sào đất của trâu là t1 = 2 (giờ) x 60 (phút) = 120 (phút).
- Thời gian thực hiện cày một sào đất của máy là t2 = 20 phút
- Áp dụng công thức tính công suất thì
- Công suất khi dùng trâu là P1 = A1/t1
- Công suất khi dùng máy là P2 = A2/t2
- Như vậy ta có: P1/P2= (A1/t1) : (A2/t2) = (A1/A2) : (t2/t1) = t2/t1 = 20/120=⅙
- Tức là P2 = 6P1, công suất dùng máy lớn gấp 6 lần trâu.
Chắc hẳn với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được công suất là gì và các thông tin về đơn vị, công thức tính, ý nghĩa của công suất. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng tính toán điện năng sử dụng các thiết bị điện trong gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp ngay nhé.
Ghi rõ nguồn: Ecomaxwater.com khi Copy bài viết này
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp