Rong biển có trong rất nhiều món ăn như canh, món ăn vặt, cháo, súp,… và đây cũng là nguồn chất khoáng rất dồi dào cho trẻ nhỏ. Để biết trẻ em ăn rong biển có tốt không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Thông tin cần biết về rong biển
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về việc trẻ em ăn rong biển có tốt không, bố mẹ cũng cần biết rong biển có những loại nào và loại nào thì thích hợp để bổ sung cho trẻ. Rong biển là thuật ngữ chung dùng để chỉ những loại tảo sống trong môi trường nước biển. Rong biển cũng là thực vật và được đánh giá có giá trị dinh dưỡng khá cao, điển hình như canxi, sắt, chất xơ, khoáng chất khác,…
Bạn đang xem: Trẻ em ăn rong biển có tốt không? Lưu ý khi cho trẻ ăn rong biển
Trẻ em ăn rong biển có tốt không? Hàng loạt chất khoáng có trong thành phần dinh dưỡng của rong biển rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là với trẻ nhỏ bởi thời gian này, trẻ cần nhiều khoáng chất để phát triển toàn diện cả về thể chất, chiều cao.
Ngoài việc giúp tăng sức đề kháng, rong biển còn giúp bé dễ dàng đào thảo chất độc hại ra khỏi cơ thể, tránh các bệnh lý liên quan đến thiếu hụt chất khoáng, dinh dưỡng, bệnh tim mạch, huyết áp,…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rong biển khác nhau, trong đó, phổ biến hàng đầu là những loại rong biển sau:
- Tảo đỏ Nori: Loại rong biển này thường được dùng để phơi khô và dùng trong việc cuộn sushi, cơm cuộn kimbap.
- Tảo đỏ Dulse: Có màu đỏ sẫm nổi bật và thường dùng trong các món ăn có rong biển để tăng hương vị và màu sắc đẹp mắt. Loại rong biển này cũng được sấy khô làm snack ăn vặt,..
- Tảo bẹ, tảo nâu: Gồm có nhiều nhánh nhỏ hơn là tảo kombu, tảo arame,… dùng để làm nước dashi.
- Tảo xanh lục: Thường sống ở môi trường nước ngọt và bào chế thành viên nén hoặc bột để dùng bổ sung trực tiếp.
- Tảo xanh lam: Đây là loại rong biển khá phổ biến và thường dùng để bào chế thực phẩm chức năng từ tảo, bổ sung dinh dưỡng, chất khoáng cho cơ thể.
Trẻ em ăn rong biển có tốt không? Trẻ mấy tuổi ăn được rong biển?
Xem thêm : NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀM GIA TĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH HIỆN NAY LÀ GÌ?
Câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ quý phụ huynh, đó là trẻ em ăn rong biển có tốt không. Không giống những thực phẩm, rau xanh thường ngày, rong biển không nên bổ sung quá sớm cho trẻ vì nguy cơ bị dị ứng khá cao, thay vào đó, bố mẹ nên tìm hiểu trước con có thích hợp dùng rong biển không và bắt đầu cho con làm quen dần.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về việc trẻ em ăn rong biển có tốt không, câu trả lời là có. Rong biển là một trong những thực phẩm được khuyến khích bổ sung cho trẻ khi đến độ tuổi nhất định để con được bổ sung đủ khoáng chất và phát triển toàn diện.
Nhờ hàm lượng chất xơ cao mà rong biển rất tốt cho tiêu hóa và tim mạch của trẻ. Điều này giúp bé trao đổi chất thuận lợi hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, chất xơ còn hạn chế cholesterol hấp thu vào máu gây nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch, máu nhiễm mỡ,…
Không chỉ vậy, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm rong biển khi đến độ tuổi nhất định vì rong biển chứa ít muối, giàu chất khoáng, có tính kiềm làm giảm nồng độ axit dạ dày, phòng ngừa nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày, ung thư ruột kết,… từ sớm.
DHA có trong rong biển cũng là một chất quan trọng cho trí não của trẻ em. Trẻ em ăn rong biển có tốt không? Trẻ em bổ sung đầy đủ DHA từ rong biển sẽ rất tốt cho não, tăng trí thông minh và khả năng nhận thức của trẻ. Ăn rong biển thường xuyên còn giúp bé giải nhiệt, giải độc, giảm nguy cơ nóng trong người gây mề đay, nhiệt miệng, táo bón,…
Xem thêm : Tiêu chí của giống cây trồng tốt gồm
Vậy khi nào nên cho trẻ tập ăn rong biển? Trẻ em trên 6 tháng tuổi có thể bắt đầu bổ sung rong biển qua nhiều nguồn thực phẩm và cách chế biến khác nhau. Ví dụ như khi bé ăn dặm, bố mẹ có thể dùng nước dashi nấu từ rong biển để nấu ăn cho bé, đến khi con có thể ăn thô nên tập cho bé ăn các món như canh rong biển, rong biển nấu cháo,…
Cách giúp con làm quen và bắt đầu ăn rong biển
Như vậy câu hỏi trẻ em ăn rong biển có tốt không đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp. Ngoài vấn đề sức khỏe của con, phụ huynh cũng nên quan tâm đến cách thức giúp bé làm quen với rong biển vì nếu ngay từ đầu con có ấn tượng xấu về thực phẩm này, sẽ rất khó để con ăn rong biển một cách ngon miệng. Bạn nên bắt đầu cho con làm quen dần với rong biển qua những cách sau:
- Cho trẻ làm quen rong biển bằng cách trộn mỗi bữa một ít rong biển vào cơm hoặc đồ ăn của con và quan sát, theo dõi phản ứng của trẻ khi ăn rong biển.
- Bố mẹ có thể dùng các sản phẩm rong biển sấy khô ít muối, nguyên chất để cho vào canh, cháo, súp của bé.
- Dùng rong biển để nấu nước dùng cho con ăn cũng là cách rất hiệu quả để trẻ làm quen với rong biển.
- Nếu trẻ tỏ thái độ không thích, bạn không nên cố ép con ăn rong biển, thay vào đó hãy để bé có thời gian tập quen dần và đưa rong biển vào thực đơn hàng ngày nhiều hơn cho trẻ.
Lưu ý khi bổ sung rong biển cho trẻ
Trẻ em ăn rong biển có tốt không? Mặc dù bổ sung rong biển cho trẻ sẽ giúp con phát triển tốt hơn nhưng phụ huynh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để cho con ăn rong biển đúng cách:
- Không nên cho con ăn rong biển khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi vì có thể làm con bị dị ứng, tiêu chảy, đau bụng,…
- Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn từ 1 – 2g rong biển, không nên quá lạm dụng rong biển khiến trẻ chán ăn, không thích ăn rong biển vào những lần sau.
- Đảm bảo mỗi tuần chỉ cho bé ăn rong biển 1 lần, không nên ăn quá thường xuyên để giảm nguy cơ chất fertile clement có trong rong biển làm tăng nguy cơ bệnh cường giáp.
- Khi cho bé làm quen với rong biển lần đầu, bố mẹ nên chú ý theo dõi phản ứng của con. Nếu phát hiện bé bị dị ứng rong biển cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn, xử lý kịp thời.
Trả lời vấn đề trẻ em ăn rong biển có tốt không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rong biển rất tốt cho bé nhưng chỉ khi ăn đúng cách và ăn đúng thời điểm. Bố mẹ nên lựa chọn các sản phẩm rong biển an toàn, đầy đủ thông tin, nguồn gốc xuất xứ để bổ sung cho con, tránh làm trẻ bị ngộ độc vì sản phẩm kém chất lượng.
Xem thêm: Sau sinh ăn đậu cô ve được không? Vì sao?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp