Công thức xác định lãi suất hiệu dụng

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video công thức tính lãi suất hiệu dụng

Trên thực tế các hoạt động kinh tế, có nhiều trường hợp lãi suất được tính theo năm nhưng với mục tiêu thu hút khách hàng hay cạnh tranh với các đối thủ tài chính mà người ta có thể đưa ra chính sách trả lãi nhiều lần trong năm và nhập lãi vào vốn gốc theo định kỳ tương ứng. Khi đó, lãi suất được niêm yết, được quy định cụ thể trên các văn bản (hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng, chứng chỉ tiền gửi…) chỉ là lãi suất danh nghĩa, chưa phải là lãi suất thực sự mà nhà đầu tư được hưởng trong một năm.

Như vậy, lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất được công bố, niêm yết trên thị trường hoặc được ghi trong các hợp đồng tín dụng hay các công cụ nợ. Lãi suất này là căn cứ để tính ra tiền lãi theo những kỳ hạn nhất định.

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm, và cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do mức lãi suất của các phương án đầu tư đưa ra khác nhau và thời gian ghép lãi của các phương án này cũng khác nhau, nên nhà đầu tư cần đưa các mức lãi suất với tần suất ghép lãi khác nhau đó về cùng một thời hạn, để có cơ sở chính xác so sánh mức lãi suất của các phương án đầu tư rồi đưa ra quyết định lựa chọn. Mức lãi suất tính toán được gọi là lãi suất hiệu dụng.

Công thức xác định lãi suất hiệu dụng

Nói cách khác, lãi suất hiệu dụng là lãi suất thực tế có được sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm

Công thức xác định lãi suất hiệu dụng

(1) Xác định lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa được công bố theo năm nhưng kỳ ghép lãi nhỏ hơn 1 năm: Khi mức lãi suất danh nghĩa được công bố theo thời hạn 1 năm nhưng kỳ ghép lãi nhỏ hơn 1 năm thì lãi suất hiệu dụng được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

  • m : Số lần (kỳ) trả lãi trong năm;
  • ref : Lãi suất hiệu dụng;
  • r : Lãi suất danh nghĩa công bố theo năm;
  • n: Số năm phân tích.

Công thức trên là công thức tổng quát được sử dụng trong trường hợp cần tính lãi suất hiệu dụng của n năm, nhưng trên thực tế, phần lớn các trường hợp chúng ta cần tìm lãi suất hiệu dụng cho 1 năm, nên khi đó công thức trên trở thành:

Ví dụ 1: Tính lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa là 12%/năm với các kỳ ghép lãi là: năm; nửa năm; quý?

m = 1 => ref = (1+ 12%)1 – 1 = 0,12 hay 12%/năm;

m = 2 => ref = (1+ 2 12% ) 2 – 1 = 0.1236 hay 12,36%/năm;

m = 4 => ref = (1+ 4 12% ) 4 – 1 = 0.12551 hay 12,551%/năm.

→ Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy, khi tần suất ghép lãi càng dày thì lãi suất thực tế được hưởng (lãi suất hiệu dụng) càng cao.

(2) Xác định lãi suất hiệu dụng của một năm khi lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ hạn trả lãi nhỏ hơn 1 năm:

Trong trường hợp lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ trả lãi nhỏ hơn 1 năm (ví dụ lãi suất danh nghĩa công bố với kỳ hạn 6 tháng và ghép lãi cũng 6 tháng 1 lần), lúc này lãi suất hiệu dũng được tính bằng công thức:

Trong đó:

  • rk : Lãi suất công bố theo kỳ hạn nhỏ hơn một năm (tháng, quý…);
  • ref : Lãi suất hiệu dụng của một năm;
  • m : Số kỳ (lần) tính lãi.

Ví dụ 2:

Một nhà đầu tư đang xem xét 2 phương án đầu tư. Phương án thứ nhất là gửi tiết kiệm tại VCB với lãi suất 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Phương án thứ hai là mua một loại trái phiếu thời hạn 1 năm với kỳ trả lãi 6 tháng 1 lần. Mức lãi suất trái phiếu do tổ chức phát hành công bố là 4%/6 tháng. Hãy giúp nhà đầu tư trên đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất?

Trả lời

Lãi suất hiệu dụng của phương án gửi tiết kiệm tại VCB là:

= 8%/năm

Lãi suất hiệu dụng của phương án đầu tư vào trái phiếu là:

= 8,16%/năm

=> Như vậy, nhà đầu tư nên chọn phương án đầu tư vào trái phiếu vì lãi suất thực tế được hưởng theo năm của trái phiếu là 8,16% cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là 8%.