Cách tính năng suất lao động của doanh nghiệp đơn giản nhất

Năng suất nói chung và năng suất lao động nói riêng là đề tài rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy năng suất lao động của doanh nghiệp được tính như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Cách tính năng suất lao động của doanh nghiệp đơn giản nhất. Mời các bạn tham khảo.

Cách Tính Năng Suất Lao động Của Doanh Nghiệp
Cách Tính Năng Suất Lao động Của Doanh Nghiệp

1. Năng suất là gì?

Năng suất trong tiếng anh là Productivity,. Định nghĩa Năng suất là một thước đo hiệu quả kinh tế so sánh lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ( đầu ra ) với lượng đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó. Năng suất, trong kinh tế học, đo lường đầu ra trên một đơn vị đầu vào, chẳng hạn như lao động, vốn hoặc bất kỳ nguồn lực nào khác. Nó thường được tính toán cho nền kinh tế dưới dạng tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên số giờ làm việc.

Ví dụ: A cho B 5 quả cam và một lít nước ép. Năng suất của A chính là 1 lít cho 5 trái cam. Tuy nhiên, nếu như ai đó có thể làm được 1 lít nước cam mà chỉ cần 4 trái cam. Có nghĩa là người đó có năng suất cao hơn A. Bởi vì người đó cần dùng ít cam hơn mà tạo ra cùng một lượng nước ép.

2. Năng suất lao động là gì?

Năng suất lao động là thước đo hiệu quả của quá trình sản xuất của một công ty, nó được tính bằng cách đo lường số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất so với giờ lao động của nhân viên hoặc bằng cách đo lường doanh thu thuần của một công ty so với giờ lao động của nhân viên.

Năng suất lao động có thể được chia nhỏ hơn nữa theo lĩnh vực để xem xét xu hướng tăng trưởng lao động, mức lương và cải tiến công nghệ. Lợi nhuận của công ty và lợi nhuận của cổ đông có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng năng suất.

Năng suất lao động phản ánh kết quả trong quá trình làm việc của mỗi người. Trong một số ngành nghề, năng suất lao động có tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động.

3. Yếu tố quyết định đến năng suất lao động

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến năng suất trong lao động. Các yếu tố sau đây sẽ là những tác nhân chính quan trọng mang tính quyết định cho năng suất:

  • Vốn nhân lực: Các yếu tố như kỹ năng làm việc, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong công việc là vốn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
  • Vốn vật chất: Là những công cụ sử dụng để hỗ trợ cho quá trình làm việc được hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức hơn.
  • Tài nguyên thiên nhiên: Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do tự nhiên đem lại, gồm 2 loại tài nguyên là tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo.
  • Tri thức công nghệ: Tri thức công nghệ là những hiểu biết về cách để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó một cách tốt nhất, tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Tri thức công nghệ có thể được ứng dụng từ những cái đã có sẵn hoặc từ những cái tự nghiên cứu phát minh.

4. Mục đích của đo lường năng suất lao động

Là một người làm kinh doanh, do đó cần hiểu được rằng việc đo lường năng suất là rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là 3 mục đích chính của việc đo lường năng suất lao động:

  • Đo lường năng suất trong lao động để giúp doanh nghiệp có thể quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ quá trình làm việc của người lao động, đánh giá được mức độ hiệu quả trong công việc của mỗi người.
  • Đo lường năng suất để thực hiện các chế độ đãi ngộ, khen thưởng hay xử phạt nhân viên sẽ trở nên khách quan, công bằng hơn.
  • Đo lường năng suất nhằm giúp dễ dàng so sánh mức độ cạnh tranh giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Thông qua đó sẽ có những phương hướng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

5. Tiêu chí đánh giá năng suất lao động

Để xem xét năng lực làm việc của người lao động, doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí rõ ràng để đánh giá năng suất lao động, cụ thể như sau:

  • Mức độ làm việc của nhân viên: Dựa vào KPI cụ thể đã được đặt ra cho từng nhân viên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc và năng suất của nhân viên đó.
  • Kết quả đạt được trong công việc cũng là tiêu chí mà doanh nghiệp áp dụng để đánh giá năng suất lao động của nhân viên.
  • Đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu: Có 2 phương thức để đánh giá theo mục tiêu đó là đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu hành chính và kiểm tra năng suất theo mục tiêu phát triển.

6. Cách tính năng suất lao động của doanh nghiệp đơn giản nhất

Có ba phương pháp để đo lường năng suất lao động (NSLĐ), gồm: NSLĐ tính bằng hiện vật, NSLĐ tính bằng giá trị (tiền) và NSLĐ tính bằng thời gian lao động. Mỗi phương pháp tính đều có ưu và nhược điểm riêng.

Phương pháp NSLĐ tính bằng hiện vật NSLĐ tính bằng giá trị NSLĐ tính bằng thời gian lao động Công thức tính W = Q/T

Trong đó:

– W là mức NSLĐ của một lao động

– Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật

– T là tổng số lao động

W = Q/T

Trong đó:

– W là mức NSLĐ của một lao động (tính bằng tiền)

– Q là tổng sản lượng (tính bằng tiền)

– T là tổng số lao động

L = T/Q

Trong đó:

– L là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm

– T là thời gian lao động hao phí

– Q là tổng sản lượng

Ưu điểm – Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả;

– Có thể so sánh mức NSLĐ giữa doanh nghiệp (DN) hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm;

– Đánh giá trực tiếp hiệu quả của lao động

– Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, có thể tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính bằng hiện vật;

– Tổng hợp chung được các kết quả mà DN đã tạo ra trong kỳ như thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…

Phản ánh cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm. Nhược điểm – Chưa phản ánh đúng hiệu quả của lao động vì chỉ tính cho thành phẩm mà không tính cho các sản phẩm dở dang;

– Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, giữa các DN sản xuất nhiều loại sản phẩm;

– Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua;

– Rất khó thực hiện cho sản phẩm dịch vụ.

– Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả;

– Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ, DN nào dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức NSLĐ cao;

– Nếu lượng sản phẩm hợp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức NSLĐ của DN.

Việc tính toán phức tạp mà không dùng được để tính tổng hợp NSLĐ bình quân của một ngành hay một DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Ở Việt Nam, thường chọn cách tính NSLĐ bằng giá trị. Theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng tổng sản phẩm trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố (GRDP) tính bình quân trên một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm.

Trên đây là tất cả thông tin về Cách tính năng suất lao động của doanh nghiệp đơn giản nhất mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!