Công thức tính thể tích của đa dạng các khối hình học là được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Vậy cụ thể cách tính thể tích như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Thể tích là gì?
Thể tích của một hình hoặc là một vật có thể là dung tích chính là lượng không gian mà vật ấy chiếm, là giá trị mà hình đó chiếm bao nhiêu phần trong tổng không gian ba chiều. Bạn cũng có thể hiểu là thể tích của một hình là lượng nước cũng có thể là không khí hoặc lượng cát,… mà hình đó có thể chứa khi làm đầy bằng các vật phía trên. Theo như hệ đo lường của quốc tế thì đơn vị để đo khoảng cách là mét còn đơn vị để đo thể tích chính là mét khối, được ký hiệu là m³ (m3).
Bạn đang xem: Công thức tính thể tích
Đơn vị tính thể tích
Đơn vị độ dài nào cũng có đơn vị thể tích tương ứng, thể tích của khối lập phương sẽ có các cạnh với chiều dài nhất định. Ví như như là 1 cm3 là thể tích của khối lập phương có cạnh là 1cm.
Trong hệ đo lường SI thì đơn vị chuẩn của thế tích sẽ là m3. Hệ mét cũng bao gồm các đơn vị là lít (litre) được ký hiệu là L, nó như là một đơn vị của thể tích, trong đó có một lít là thể tích của khối lập phương là 1dm. Ta có thể hiểu như sau:
1 lít = 1 dm3 = 1000 cm3 = 0.001 m3 vậy 1m3 = 1000 lít.
Lượng chất lỏng nhỏ sẽ được đo bằng đơn vị là mililit (ml) tên tiếng anh là milliliter
1 ml = 0.001 lít = 1 centimet khối.
Một lượng lớn chất lỏng sẽ được đo bằng đơn vị là megalit tiếng anh viết là Megalitre
1 000 000 lít = 1000 mét khối = 1 mega lít (Ml).
(Lưu ý rằng Megalitre được kí hiệu là Ml, không phải ký hiệu ml như milliliter).
Công thức tính thể tích hình lập phương
– Hình lập phương là một hình khối ba chiều có 6 mặt là hình vuông. Nói cách khác, đây là một hình hộp có tất cả các cạnh bằng nhau.
VD: Hình lập phương thường thấy như: viên xúc xắc 6 mặt, Viên đường nén hay các khối học chữ của trẻ em cũng thường có hình lập phương.
Xem thêm : FUNO – VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
– Công thức tính thể tích hình lập phương.
Do tất cả các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau nên công thức tính thể tích hình lập phương cũng rất đơn giản.
Đó là: V = s3
với V là thể tích, s là cạnh của hình lập phương. Để tìm s3, bạn chỉ cần nhân s với chính nó 3 lần, tức là: s3 = s * s * s
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
– Hình hộp chữ nhật, hay còn gọi là lăng kính chữ nhật, là một hình khối ba chiều với 6 mặt đều là hình chữ nhật. Một hình hộp chữ nhật đơn giản là một hình chữ nhật 3 chiều, hay một hình hộp. Hình lập phương chính là một dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật với các cạnh của hình hộp chữ nhật bằng nhau.
– Công thức để tính thể tích hình hộp chữ nhật là:
Thể tích = chiều dài (kí hiệu là: l) * chiều rộng (kí hiệu là: w) * chiều cao (kí hiệu là: h), hay V = lwh.
Công thức tính thể tích hình trụ tròn
– Hình trụ là một hình khối không gian có hai đáy phẳng là hai hình tròn giống nhau và một mặt cong nối liền hai đáy.
Vd: Một quả pin AA hay pin AAA thường có hình trụ tròn.
– Công thức tính thể tích hình trụ tròn
Để tính thể tích hình trụ tròn, bạn cần biết chiều cao của hình đó và đường kính mặt đáy (hay khoảng cách từ tâm tới cạnh của hình tròn).
Công thức để tính thể tích hình trụ tròn như sau: V = πr2h
Xem thêm : Ý nghĩa tặng đồng hồ cho từng đối tượng khác nhau
với V là Thể tích, r là bán kính của mặt đáy, h là chiều cao của hình trụ, và π là hằng số pi. Trong một số câu hỏi hình học, câu trả lời có thể được đưa dưới dạng tỉ số của pi, nhưng trong phần lớn các trường hợp, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của pi là 3,14. Hãy hỏi giáo viên của bạn xem bạn nên dùng dạng nào. Công thức để tính thể tích hình trụ tròn rất giống với công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: nhân chiều cao (h) với diện tích đáy. Đối với hình hộp chữ nhật, diện tích đáy là l * w, đối với hình trụ tròn, diện tích mặt đáy hình tròn bán kính r là πr2.
Công thức tính thể tích hình chóp
– Hình chóp là một hình khối không gian có đáy là một đa giác và các mặt bên của hình chóp giao nhau tại một điểm gọi là đỉnh của hình chóp.Một hình chóp đa giác đều là một hình chóp có đáy là một đa giác đều, tức là tất cả các cạnh của đa giác bằng nhau và tất cả các các góc của đa giác cũng bằng nhau.
Chúng ta thường tưởng tượng ra hình chóp với đáy là hình vuông và các mặt của hình chóp giao nhau tại một điểm, nhưng mặt đáy của một hình chóp có thể có 5, 6 hoặc thậm chí 100 cạnh!
Một hình chóp có đáy là hình tròn thì được gọi là hình nón, chúng ta sẽ nói về thể tích hình nón ở phần sau.
– Công thức tính thể tích hình chóp đa giác đều là V=1/3bh,
với b là thể tích mặt đáy (đa giác đáy) và h là chiều cao của hình chóp, cũng chính là khoảng cách từ đỉnh của hình chóp tới mặt đáy của nó). Công thức tính thể tích hình chóp đều cũng tương tự như trên, trong đó hình chiếu của đỉnh đa giác xuống mặt đáy chính là tâm của mặt đáy, và với hình chóp xiên thì hình chiếu của đỉnh xuống mặt đáy không phải là tâm của đáy.
Công thức tính thể tích hình nón
– Hình nón là một hình khối không gian ba chiều có mặt đáy là hình tròn và một đỉnh duy nhất. Bạn có thể tưởng tượng hình nón là một hình chóp có đáy là hình tròn.
Nếu hình chiếu của đỉnh xuống mặt đáy của hình nón trùng với tâm của mặt đáy, ta gọi đó là “hình nón đều”. Ngược lại ta gọi đó là “hình nón xiên”. Tuy nhiên công thức tính thể tích của cả ha
– Công thức tính thể tích hình nón
V = 1/3πr2h là công thức tính thể tích một hình nón bất kỳ,
trong đó r là bán kính mặt đáy, h là chiều cao của hình nón và π là hằng số pi, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của π là 3,14. Trong công thức trên, πr2 chính là diện tích của mặt đáy. Từ đó ta có thể thấy rằng công thức tính thể tích hình nón chính là 1/3bh, cũng chính là công thức tính thể tích hình chóp mà ta đã xét ở trên.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về công thức tính thể tích. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp