Trong thị trường xuất nhập khẩu, khi thị trường ngoại hối có sự biến động sẽ đem đến những cơ hội cũng như rủi ro cho các doanh nghiệp. Để giảm thiểu các rủi ro về tỷ giá thì việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn để mua hoặc bán ngoại tệ từ các ngân hàng là một lựa chọn phù hợp. Cùng ACC tìm hiểu về tỷ giá kỳ hạn!
1. Tỷ giá kỳ hạn là gì?
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Nói cách khác, Tỷ giá kì hạn là lãi suất hay giá của một giao dịch tài chính có thể là chứng khoán hay tiền tệ sẽ diễn ra trong tương lai.
Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Công thức: F = S + P
Xem thêm : Tin tức
Trong đó:
F: Tỷ giá kỳ hạn
S: Tỷ giá trao ngay
P: Điểm kỳ hạn
Tham khảo Tỷ giá hối đoái là gì ? Chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái
2. Đặc điểm của tỷ giá kỳ hạn
Trong thị trường ngoại hối, tỷ giá kỳ hạn được quy định trong thỏa thuận tỷ giá tương lai là nghĩa vụ hợp đồng phải được các bên liên quan tuân theo.
Ví dụ, một nhà xuất khẩu Việt Nam có đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu. Trong hợp đồng nhà xuất khẩu cam kết bán đơn hàng có giá trị 10 triệu euro và muốn được trả bằng đồng đô la Mỹ với tỷ giá 1,35 euro trên một đô la Mỹ trong khoảng thời gian sáu tháng. Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ phải giao hàng giá trị 10 triệu euro theo tỷ giá kỳ hạn được chỉ định vào ngày được chỉ định dù tỷ giá hối đoái hiện hành trên thị trường giao ngay tại thời điểm đó thay đổi.
Tỷ giá kì hạn được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ, do hợp đồng kì hạn tiền tệ có thể được điều chỉnh theo yêu cầu không giống như hợp đồng tương lai có qui mô hợp đồng và ngày đáo hạn cố định.
3. Ứng dụng tỷ giá kỳ hạn vào hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn
Xem thêm : Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau năm 2021
Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là hợp đồng mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định tại một tỷ giá nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được các ngân hàng áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn cho các doanh nghiệp, thường được các công ty xuất nhập khẩu sử dụng để hạn chế rủi ro về tỷ giá.
Chẳng hạn, đối với công ty xuất khẩu, với hợp đồng xuất khẩu 100.000 USD từ việc bán hàng hoá ra nước ngoài, và sẽ nhận được thanh toán trong 06 tháng. Tuy nhiên do thị trường ngoại hối luôn biến động khiến nhà xuất khẩu lo lắng tỷ giá USD sau 06 tháng sẽ xuống giá so với VND, vì vậy nhà xuất khẩu quyết định thực hiện việc bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn.
Theo đó, ngân hàng sẽ mua ngoại tệ của công ty xuất khẩu theo tỷ giá kỳ hạn đã thoả thuận trước và nhà xuất khẩu sau 06 tháng sẽ nhận được số tiền VND theo tỷ giá kỳ hạn đó.
Tương tự với nhà nhập khẩu, các công ty nhập khẩu vẫn thường hay lo lắng việc USD tăng giá so với VND sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty nhập khẩu, vì thế nhằm kiểm soát rủi ro, các công ty nhập khẩu sẽ thực hiện việc mua USD từ ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Đến thời gian phải thanh toán, nhà nhập khẩu sẽ mua USD theo tỷ giá của hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho bên bán. Nhờ vậy sẽ giúp nhà nhập khẩu giảm được tổn thất nếu có sự tăng giá USD so với VND.
Không chỉ USD và VND, mà đa số các ngân hàng lớn tại Việt Nam như: Vietcombank, Eximbank, VPBank, ACB, Vietinbank… đều thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn với bất kỳ 02 loại ngoại tệ khác nhau hoặc ngoại tệ với VND với kỳ hạn từ 02 ngày đến dưới 365 ngày.
Tỷ giá áp dụng trong mua bán kỳ hạn gọi là tỷ giá kỳ hạn. Theo đó, tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định trong tương lai.
Tham khảo Giao dịch kỳ hạn là gì? Tìm hiểu về giao dịch kỳ hạn
4. Cách tính tỷ giá có kỳ hạn
Theo công thức cân bằng lãi suất
Tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa vào công thức: F = S(1 + rd)/(1+ ry)
Xem thêm : Tin tức
Trong đó:
F: Tỷ giá kỳ hạn
S: Tỷ giá giao ngay, ví dụ: S= USD/VND
rd: Lãi suất của đồng tiền định giá, tương ứng lãi suất VND
ry: Lãi suất của đồng tiền yết giá, tương ứng lãi suất USD
Dựa vào mức Swap
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá trao ngay +/- Mức Swap
Xem thêm : Tin tức
Trong đó:
Nếu tỷ giá Swap bán ra > giá Swap mua vào, ta sử dụng dấu (+)
Nếu tỷ giá Swap bán ra
5. Câu hỏi thường gặp về tỷ giá kỳ hạn
Ưu điểm của giao dịch tỷ giá kỳ hạn?
Giúp nhà đầu tư phòng ngừa được rủi ro từ việc biến động lãi suất vào thời điểm thanh toán hợp đồng.
Đáp ứng được nhu cầu mua/bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu hoặc chuyển khoản ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau như đầu tư…
Ngân hàng cũng như khách hàng sẽ dự tính được chi phí kinh doanh hoặc thu nhập, đảm bảo khả năng thanh toán.
Nhược điểm của giao dịch tỷ giá kỳ hạn?
Có thể dẫn đến nguy cơ đầu cơ thao túng thị trường.
Chỉ đáp ứng được thành phần khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai.
Trong trường hợp tỷ giá nhiều biến động thì sẽ có chút khó khăn trong việc tính toán tỷ giá.
Đến ngày đáo hạn hai bên phải bắt buộc thực hiện hợp đồng dù cho có bất lợi xảy ra.
Tỷ giá kỳ hạn thực sự là một trong những công cụ hữu ích giúp chính phủ quản lý hiệu quả việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó thì việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn trong kinh doanh cũng là 1 trong những bài toán đầu.
Ứng dụng của tỷ giá kỳ hạn trong thị trường trái phiếu?
Tỷ giá kỳ hạn là lợi tức xác định trước được thực hiện từ lãi suất và kỳ hạn trái phiếu. Giá giao ngay đề cập đến giá mua hoặc bán được niêm yết của một loại tiền tệ, cổ phiếu hoặc hàng hóa để giao hàng và thanh toán hiệu quả vào ngày giao ngay.
Trong tương lai, khi thị trường ngoại hối trong còn được kiểm soát nhiều bởi nhà nước thì việc mua bán ngoại tệ với tỷ giá kỳ hạn sẽ là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kiểm soát rủi ro và dòng tiền. Thông qua những thông tin mà chung tôi đã cung cấp, quý khách hàng đã có những kiến thức cơ bản về tỷ giá kỳ hạn. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp