1. Dùng Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không?
Theo giải thích tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, Hộ chiếu là loại giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Thông tin trên Hộ chiếu bao gồm: Ảnh chân dung; họ tên; ngày sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày cấp, cơ quan cấp; ngày hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Bạn đang xem: Dùng hộ chiếu hết hạn có bị phạt không?
Hộ chiếu có tác dụng giúp công dân xuất cảnh, nhập cảnh, không phải là giấy tờ tùy thân bắt buộc. Đồng thời, cũng chưa có văn bảo nào quy định về việc xử phạt đối với việc sử dụng Hộ chiếu hết hạn. Do đó, Hộ chiếu hết hạn sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên khi hết hạn, cuốn Hộ chiếu cũng hết giá trị sử dụng, người dân sẽ không thể thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Thời hạn sử dụng của Hộ chiếu
Ngoài thắc mắc về việc dùng Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không thì rất nhiều người cũng quan tâm đến thời hạn sử dụng của Hộ chiếu. Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định về thời hạn sử dụng của Hộ chiếu như sau:
Loại Hộ chiếu
Thời hạn sử dụng
Thời gian gia hạn
Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ
01 – 05 năm
Gia hạn một lần không quá 03 năm
Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên
10 năm
Không được gia hạn
Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi
05 năm
Không được gia hạn
Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn
Xem thêm : Trẻ dưới 12 tuổi có nên dùng điện thoại?
Không quá 12 tháng
Không được gia hạn
Với hộ chiếu phổ thông, người dân không được gia hạn mà phải xin cấp lại. Thời gian cấp lại hộ chiếu hết hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục làm lại hộ chiếu mới nhất
3. Hộ chiếu còn hạn bao lâu thì được xuất cảnh?
Hiện nay, hết các quốc gia đều có yêu cầu khi xin visa là Hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 06 tháng. Ngay cả với các quốc gia không yêu cầu thị thực thì lúc nhập cảnh, hành khách cũng phải xuất trình được Hộ chiếu còn hạn dài hơn 06 tháng.
Quy định “hộ chiếu có hiệu lực 06 tháng” (six months validity passport) rất phổ biến trên thế giới, được áp dụng ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nơi ở châu Á như Trung Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Đài Loan, Lào, Indonesia, Campuchia, Brunei…
4. Các vi phạm khi sử dụng Hộ chiếu bị phạt hành chính
Căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với các vi phạm về sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh được quy định như sau:
STT
Hành vi vi phạm
Mức phạt
1
Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng
2
– Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
– Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất Hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
– Không xuất trình Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Phạt tiền từ 500.000 – 02 triệu đồng
3
– Hủy hoại, tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
– Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
– Cho người khác sử dụng Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng
4
-Sử dụng Hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả.
-Mua, bán Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng
5
Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng
6
Làm giả Hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Dùng Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không? Nếu gặp vướng mắc liên quan đến Hộ chiếu, hãy gọi ngay tới tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp