1. Đường cơ sở là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là đường cơ sở.
Tuy nhiên, theo Luật biển Việt Nam 2012 và Công ước về Luật biển năm 1982, nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển, được vạch ra theo đúng Công ước.
Bạn đang xem: Đường cơ sở là gì? Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam
Căn cứ quy định nêu trên, có thể xác định đường cơ sở của Việt Nam là ranh giới phía ngoài của nội thủy và là ranh giới phía trong của lãnh hải, chia nội thủy và lãnh hải thành 2 vùng nước có chế độ pháp lý khác nhau.
Đường cơ sở là gì? Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam (Hình từ Internet)
2. Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam
Theo quy định tại Điều 5, 7, Công ước về Luật biển năm 1982, có các loại đường cơ cở như sau:
Xem thêm : Phospholipid hay phosphatite là chất gì?
– Đường cơ sở thông thường:
Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
– Đường cơ sở thẳng:
+ Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
+ Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
Lưu ý:
Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.
Xem thêm : Gạo lứt sấy rong biển có giảm cân không?
Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng tại nơi bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
3. Đường cơ sở xác định nội thủy và cửa sông
– Điều 8 Công ước về Luật biển năm 1982 quy định khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp xác định đường cơ sở thẳng nêu trên gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.
– Đối với cửa sông, nếu một con sông đổ ra biển mà không tạo thành vụng thì đường cơ sở là một đường thẳng được kẻ ngay qua cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sông. (Căn cứ Điều 9 Công ước về Luật biển năm 1982).
Như Mai
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp