Củ mài là gì? Cách trồng, thu hái và bảo quản củ mài
Củ mài là loại củ vừa có thể làm thức ăn, vừa có công dụng chữa bệnh được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Đặc biệt, đây là loại củ thường được đưa vào các bài thuốc chữa bệnh trong đông y.
- Cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt dễ dàng, không bị nôn trớ | UPSA Vietnam
- Hàm số bậc 2 là gì? Các dạng bài toán thường gặp trong chương trình học mới nhất
- Nghị luận về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
- Góc đồng vị là gì? Tính chất góc đồng vị
- Ngày 8/6 là ngày gì? Các sự kiện lịch sử ngày 8 tháng 6
Củ mài còn có tên gọi khác trong đông y là hoài sơn, sơn dược, chỉnh hoài. Có tên khoa học là Dioscorea Persimilis, thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae) (Theo dược liệu phương Tây)
Bạn đang xem: Củ Mài Là Gì? Có Tác Dụng Như Thế Nào? Nên Mua Ở Đâu?
Ở miền Bắc chúng ta thường gọi là củ mài đắng, miền Nam gọi là “củ khoai mài”. Xưa kia, ông cha ta, đặc biệt là người dân miền núi thường ăn loại củ này thay cơm vừa thay thế lương thực vừa bồi bổ sức khỏe.
Các tài liệu y học cổ truyền ca ngợi củ mài là một loại dược liệu thô sơ nhưng có giá trị dược lý không dễ tìm ở loại củ khác.
Đặc điểm của cây củ mài:
Xem thêm : Người vay gói 30.000 tỷ đồng bỗng dưng muốn khóc, vì đâu?
Củ mài thuộc họ thân leo, lá xanh tươi tốt giống đặc điểm của cây trầu không. Dựa vào quan sát chúng ta có thể nhận biết đặc điểm của cây củ mài theo mô tả sau:
- Thân cây: Thân cây có màu đỏ hồng, khá nhẵn, to bằng chiếc đũa, rất dai và chắc. Khi mới trồng, cây chỉ có một nhánh, sau đó sẽ phát triển và phân thành nhiều nhánh và lan rộng.
- Rễ cây phát triển thành củ. Bao gồm rễ chính và rễ phụ. Trong đó, rễ chính phát triển thành củ cái) có thể ăn sâu vào lòng đất đến 1m; rễ phụ phát triển thành nhiều củ con.
- Kích thước đường kính của củ mài thường to chừng 2-10cm. Củ mài có vỏ mỏng nhẵn, màu vàng nâu, bên trong có phần lõi mịn màu trắng ngà.
- Lá cây mài có hình trái tim dài, nhọn ở đầu lá, thuộc loại lá đơn, dài từ 8 đến 10cm, mọc đối xứng nhau qua các đốt của thân. Trên lá có 5-7 gân chạy dọc từ cuống lên thân và đầu lá. Viền lá không có răng cưa, thỉnh thoảng ở kẽ lá mọc những củ con, những củ này được gọi là dái củ mài hoặc thiên hoài.
- Hoa mài: Hoa thường nở vào tháng 5 đến tháng 7. Hoa mọc thành chùm có nhiều bông nhỏ màu trắng.
- Quả mài: Thời điểm hoa mài kết thành quả là từ tháng 8 đến tháng 10. Quả mài có dạng nang với 3 cánh, mỗi cánh có một hạt mỏng dẹt. Quả già tách làm đôi, để lộ phần nhân hạt có màu nâu.
- Đặc điểm phân bố: Củ mài là loại củ mọc dại tự nhiên ở các vùng núi nhiệt đới thuộc các nước như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan hay trên dãy Himalayas. Tại Việt Nam, cây này phát triển nhiều ở các tỉnh như Huế, Nghệ An, Thanh hóa, Hà Giang, Quảng Ninh…
Cách trồng, thu hoạch và bảo quản củ mài
Trước kia cây củ mài phát triển rất nhiều trong tự nhiên, người xưa dùng loại củ này như đồ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây dược tính của loại củ này được công bố rộng rãi khiến tình trạng khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm. Chính vì vậy, người dân đã tìm cách trồng loại cây này để duy trì và bảo tồn nguồn dược liệu phục vụ chữa bệnh.
Cách trồng
Để nhân giống cây chúng ta chọn phần đầu củ hoặc dái khoai mài. Sau khi thu hoạch, bạn chọn củ ngắn và to nhất, cắt khoảng 17 đến 20cm ở đầu củ để mang đi trồng. Hoặc cũng có thể nhặt phần dái củ, phơi nắng và cất trong bóng tối cho mọc mầm.
Lưu ý: Dùng đầu củ để gây giống cây sẽ nhanh cho thu hoạch hơn khi trồng bằng dái củ.
Thời điểm trồng cây khoai mài tốt nhất là vào mùa hè.
Xem thêm : Top 9 Bệnh viện phụ sản tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh
Cách trồng cây khoai mài không quá khó, quan trọng là tìm được vùng đất có khí hậu phù hợp, có thổ nhưỡng cao, tầng đất đủ sâu để củ mài có thể phát triển tối đa nhất. Đặc biệt, cần lưu ý tránh trồng ở khu vực đầm trũng, đất bị kiềm hóa vì rất dễ làm thối củ.
Cách trồng: Tại các vị trí định trồng cây, cuốc đất sâu chừng 60-70cm, phơi khô đất ải 1-2 tháng trước khi trồng.
Đến mùa hè, bón phân cho đất, cho củ mài giống vào theo hàng, lấp hố lại, tưới nước vừa phải và chăm sóc cho đến khi cây phát triển và cho thu hoạch. Cây củ mài là loại cây không ưa nước, vì vậy hạn chế tưới.
Trong trường hợp một số vùng mưa nhiều, dễ ngập úng có thể dùng biện pháp tạo từng ụ đất cao hơn mặt bằng chung chừng 1m giúp tăng khả năng thoát nước, tránh thối ủng củ.
Thu hoạch và bảo quản củ mài
Thời điểm thu hoạch tốt nhất trong năm là vào mùa Thu-Đông. Đây là lúc thân cây đã lụi đi, phần dưỡng chất được tập trung tối đa vào củ. Để thu hoạch củ mài cần đào sâu xuống dưới gốc để lấy được củ.
Bảo quản củ mài theo các bước sau:
- Rửa sạch đất bám ở thân củ, gọt bỏ phần vỏ rồi cắt khúc. Sau đó đem đi ngâm với nước pha phèn chua từ 2 đến 4 tiếng để giảm độ nhớt.
- Vớt ra và rửa lại thật sạch với nước.
- Sau khi ngâm xong cần vớt ra và rửa lại. Nếu muốn ăn ngay thì bạn chỉ cần đem chế biến. Tuy nhiên, để sử dụng như dược liệu chúng ta cần cho củ mài vào lò sấy lưu huỳnh để củ mềm ra rồi đem phơi đến khi se lại.
- Muốn bảo quản được lâu cần tiếp tục mang đi phơi khô hoặc sấy ở mức nhiệt 50-60 độ trong 24 tiếng.
- Bảo quản củ mài tốt nhất là cho vào túi nilon kín, hút chân không, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp