Tam thất bắc là một loại dược liệu quý chẳng kém gì nhân sâm.
Tìm hiểu chung về tam thất bắc
Tam thất bắc là loài thân thảo thuộc họ Ngũ gia bì. Trong đông y, nó được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là: điền thất, sâm tam thất, kim bất hoán.
- Tên khoa học là: Panax Pseudoginseng Wall
- Tính vị, quy kinh: tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, quy vào 2 kinh can – thận.
- Bộ phận sử dụng: hoa, rễ, củ
- Thời gian thu hoạch: từ tháng 8 -10 hằng năm.
Thành phần khoa học:
Thành phần chính và đem lại giá trị y học lớn đó là Saponin (4,42-12,00%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxatriol.
Các thành phần khác: notoginsenoid, α-guaien, β-guaien và octadecan, flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccarid.
Đặc điểm phân bố
Tam thất bắc được phát hiện đầu tiên tại Trung Quốc. Trong đó, Vân Nam là tỉnh có sản lượng trồng lớn nhất và chất lượng tốt nhất hiện nay. Ngoài ra, loài thảo dược này cũng được trồng tại Hàn Quốc và Triều Tiên.
Ở nước ta, tam thất bắc được trồng tại một số vùng núi cao (>1200m) có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp như là Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang.
Đặc điểm thực vật:
Tam thất bắc là một cây trồng lâu năm, từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa là 3 năm, phải chăm sóc thêm 4 năm nữa mới được thu hoạch củ. Vì lẽ đó nên trong dân gian người ta gọi loài này là tam thất.
Cây tam thất khá nhỏ, chiều cao chỉ khoảng 50cm, mỗi lá có khoảng 5 -7 chét, lá có hình mác và viền răng cưa, hai mặt có lông cứng ở gân.
Hoa tam thất màu xanh, mọc thành từng cụm. Nụ hoa non có nhiều dược tính hơn hoa đã già.
Quả tam thất khi chính mọng chuyển thành màu đỏ, trong mỗi quả có 2 hạt hình cầu màu trắng.
Củ tam thất có hình con quay, vỏ khá cứng, sần sùi nhiều mấu, màu đen xám, vỏ có nhiều vết sọc nhăn. Bên trong ruột màu vàng xám, đặc, vị hơi ngọt đắng, có mùi thơm nhẹ.
Chế biến:
Tam thất chủ yếu là sử dụng phần củ và hoa.
- Hoa tam thất thường được thu hái và sấy khô để dùng làm trà.
- Củ tam thất có thể sao khô hoặc thái lát tương ngâm rượu, ăn sống, chế biến cùng món ăn
- Ngoài ra, củ tam thất còn được phơi khô và tán bột, đựng trong hũ kín để dùng dần.
Tác dụng của tam thất bắc
Theo y học hiện đại, củ tam thất có những công dụng sau:
(1) Bảo vệ và phòng ngừa các bệnh tim mạch: Thành phần noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng làm giãn mạch máu giúp hạ huyết áp, đồng thời ngăn ngừa việc hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch. Từ đó góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn nhịp tim, đau tim, suy tim, cao huyết áp.
(2) Những trường hợp bị chảy máu do va đập, chấn thương, bị ứ máu do phẫu thuật, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam…thì dùng tam thất sẽ có tác dụng cầm máu, tiêu sưng, tiêu máu ứ, ngăn chặn tình trạng xuất huyết ngoài.
(3) Tam thất có khả năng phòng ngừa nguy cơ đột quỵ bằng cách làm tan các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch khiến cho dòng chảy máu được lưu thông.
(4) Bà mẹ sau sinh, những người bị suy nhược cơ thể thường dùng tam thất để bồi bổ, an thần, nâng cao sức đề kháng.
(5) Saponin trong tam thất có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư phổi, nhờ khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào lành tính xung quanh.
(6) Tam thất có công dụng làm đẹp, giúp da trắng sáng, xóa mờ vết nám.
(7) Tam thất giúp “bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn”, tăng cường sinh lý nam giới.
Các bài thuốc với tam thất
– Bài thuốc chữa đau bụng kinh: Pha 5g bột tam thất với 1 cốc nước ấm uống 1 lần/ngày
– Bài thuốc chữa rong huyết: tam thất 4g, ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ – mỗi vị 12g, đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm – mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi – mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Bài thuốc chữa ra nhiều máu sau sinh: Bột tam thất (8g) hòa với nước cơm
– Bài thuốc bồi bổ cho phụ nữ sau sinh: Tam thất 12g, sâm Bố chính, ích mẫu – mỗi vị 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g, tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. Hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.
– Bài thuốc chữa đái ra máu do viêm đường tiết niệu: Tam thất 4g, lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g, sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
Xem thêm : Lấy 5 ví dụ về lực ma sát trượt, 5 ví dụ về lực ma sát nghỉ
– Bài thuốc chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi đẻ: Tán nhỏ khoảng 6g tam thất rồi hầm với gà non để ăn giúp bổ huyết, phục hồi sức khỏe sau sinh.
– Bài thuốc chữa các loại chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu: Tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6-12g. Chảy máu cấp thì uống gấp bội, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.
– Bài thuốc chữa bầm tím: Chiêu khoảng 3g bột tam thất với nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần (cách nhau từ 6 -8 tiếng/lần)
– Bài thuốc trị viêm gan thể cấp tính nặng: 40g nhân trần 40g, 12g tam thất, 20g hoàng bá, huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, thạch hộc, mỗi vị 12g, xương bồ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Bài thuốc chữa đau lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều mỗi ngày lấy 4g chiêu với nước ấm và uống 2 lần trong ngày (cứ cách 12 tiếng uống 1 lần).
– Bài thuốc giúp phòng ngừa và trị đau thắt ngực: Lấy 3-6g bột tam thất rồi chiêu với nước và uống 1 lần trong ngày
Những ai nên dùng tam thất?
- Phụ nữ sau sinh bị rong huyết, suy nhược cơ thể
- Người bị chấn thương, bầm tím, tụ máu
- Người bị mắc bệnh tim mạch
- Bệnh nhân ung thư, sau xạ trị
- Người bị rối loạn tuần hoàn máu
- Người suy giảm chức năng sinh lý
Những trường hợp không nên dùng tam thất
- Trẻ em không nên sử dụng tam thất
- Người bị tiêu chảy không nên dùng tam thất
- Phụ nữ mang thai không nên dùng tam thất vì có nguy cơ gây xảy thai hoặc dị tật thai nhi
- Những người có cơ địa quá nóng hoặc quá lạnh cũng không hợp với tam thất. Khi uống vào sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, nóng ran người…
Ứng dụng Saponin tam thất trong sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe
Khi đời sống càng tiến bộ thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được nâng lên. Xu hướng hiện nay là việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên.
Saponin trong tam thất rất được chú ý bởi cấu trúc đặc biệt và những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng của Saponin trong y học hiện đại đang rất được quan tâm.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu dùng tam thất ở dạng thông thường chưa qua tinh chế thì vẫn tồn dư nhiều tạp chất, đồng thời hiệu quả dược tính đem lại không cao.
Những phân tử Saponin bào chế ở dạng thường có kích thước rất lớn, nên khi vào trong cơ thể nó không thể hấp thu hoàn toàn vào máu. Muốn đem lại hiệu quả thì cần phải dùng với liều lượng rất lớn. Nhưng sử dụng liều lượng cao có thể khiến cơ thể bị ngộ độc và nhiều ảnh hưởng khác.
Xuất phát từ mong muốn này, GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyên viện phó viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời công nghệ Solid – Lipid giúp chế tạo các hoạt chất sinh học ở dạng nano siêu phân tử. Nhờ đó, các hoạt chất sinh học đạt được những ưu điểm vượt trội sau:
1/ Các hạt dược liệu đạt kích thước nano (
2/ Cấu trúc màng Lipid có độ tương thích cao với màng sinh chất của tế bào giúp các hạt nano được vận chuyển dễ dàng vào bên trong tế bào và giải phóng.
3/ Với công nghệ nano Solid-lipid các hoạt chất chỉ cần sử dụng 1 lượng nhỏ đã cho hiệu quả điều trị cao. Việc giảm liều mà vẫn đạt hiệu quả điều trị giúp giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị.
4/ Hạt Nano ổn định trong khoảng pH rộng và nhiệt độ cao.
Lần đầu tiên, công nghệ nano solid- lipid đưa thành công saponin tam thất hàm lượng cao vào trong công thức. Nhờ đó, thay vì ăn tam thất hàng ngày với số lượng lớn, bệnh nhân chỉ cần bổ sung 1 viên tinh chất nano Saponin tam thất là đủ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp