* Nhà giáo dục Ca Vǎn Thỉnh sinh ngày 21-3-1902 tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, ông được bổ nhiệm làm giáo sư, rồi làm đốc học Bến Tre. Suốt hơn mười nǎm liền, ông nghiên cứu vǎn học và sử học. Tháng 8-1945, ông tham gia thành lập chính quyền ở Bến Tre, sau làm ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Khi tập kết ra Bắc, ông chuyển sang làm công tác ngoại giao và từ nǎm 1959 làm Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội Trung ương.
Sau ngày 30-4-1975, ông Ca Vǎn Thỉnh được cử làm Viện trưởng Viện Khoa học xã hội miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nghỉ hưu. Ông có nhiều tác phẩm khảo cứu, dịch thuật có giá trị.
Bạn đang xem: Một số sự kiện trong ngày 21 tháng 3:
* Giữa lúc ở Sài Gòn và Nam Kỳ đang sôi động phong trào đấu tranh dân chủ, một số nhà yêu nước như: Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu… và một số người Pháp tiến bộ đã chủ trương tổ chức một cuộc mít tinh bày tỏ thái độ đối với nhà cầm quyền thực dân. Cuộc mít tinh tiến hành vào ngày 21-3-1926, tại Xóm Lách (Sài Gòn). Tiếng vang của cuộc mít tinh đã tự phát hình thành một tổ chức mang tên là Đảng Thanh niên. Rất tiếc tổ chức này chỉ sôi nổi thời gian đầu và mục tiêu đấu tranh lại không rõ ràng. Sau cuộc vận động đình công thất bại, cũng như một số nhân vật của tổ chức bị bắt – Đảng Thanh niên chấm dứt hoạt động. Điều ghi nhận ở đây là dấu hiệu của phong trào quần chúng và sự đòi hỏi sớm có chính Đảng tiền tiến lãnh đạo.
Xem thêm : Mật ong thật có màu gì, mùi gì?
* Nhằm hạn chế tác động của lũ sông Hồng. Từ nǎm 1926 chính quyền thực dân Pháp đã cho nghiên cứu đề án xây dựng một con đập trên sông Đáy dùng để phân lũ sông Hồng, đồng thời bảo đảm tưới tiêu cho diện tích sản xuất thuộc địa phận Hà Đông, Phủ Lý. Sau ba mùa khô thi công, ngày 21-3-1937, công trình đập Đáy được khánh thành. Mặc dù chính quyền Pháp ra sức tuyên truyền về khả nǎng cũng như chức nǎng của con đập này nhưng trong thực tế đập Đáy đã từng bị mất tác dụng hoặc hiệu quả thấp.
Thế giới
* Ngày 21-3-1685, là ngày sinh của Iôhan Dêbaxchian Bách (Johann Sebastian Bach), nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ đàn đai phong cầm thiên tài người Đức. Sáng tác của ông mang tính nhân đạo có nguồn gốc dân gian, dân tộc, đã thâu tóm mọi thành tựu của nền âm nhạc châu Âu thời bấy giờ, và mở ra một thời kỳ mới trong âm nhạc thế giới. Ông là người đã hoàn thiện hệ thống điều hoà trong âm nhạc tạo cho âm nhạc một bước phát triển lớn lao. Di sản sáng tác của ông thật khổng lồ bao gồm nhiều thể loại, để lại một dấu ấn không phai mờ trong nền âm nhạc thế giới. Trong tiếng Đức thì Bach có nghĩa là con suối. Nhưng ông đâu chỉ là Suối – ông là Đại Dương – như thời đại ông đã gọi. Ông mất nǎm 1750.
Xem thêm : SINH HỌC
* Napôlêông là nhà chính trị và quân sự nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp. Trong Cách mạng tư sản Pháp ông được Nhà nước Pháp phong cấp tướng khi mới 24 tuổi. Sau khi làm cuộc đảo chính, nǎm 1804 Napôlêông tự phong là Hoàng đế, thâu tóm toàn bộ quyền lập pháp và hành pháp. Dưới thời ông đã hoàn thành việc củng cố chế độ nhà nước Tư sản, hình thành những nền tảng cơ bản của Luật tư sản. Ngày 21-3-1804 Bộ luật dân sự được ban hành. Nó nổi tiếng với tên gọi “Bộ luật Napôlêông”. Bộ luật đã khẳng định quyền tư hữu củng cố quyền thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Các quyền tự do công dân đã được Bộ luật quy định một cách cụ thể. Mọi cơ cấu của hệ thống luật phong kiến đã bị xoá bỏ. Bộ luật thể hiện những nguyên tắc tạo điều kiện thúc đẩy tính chủ động và việc kinh doanh tư hữu tư bản chủ nghĩa. Angghen coi bộ luật Napôlêông là “Bộ luật tư bản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó là những thành quả xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
* Ra đời vào đầu những nǎm 50, Anphata, thành viên chủ yếu của tổ chức giải phóng Palextin (PLO) ngày càng phát triển. Ngày 21-3-1968, với vài trǎm chiến sĩ du kích Palextin thuộc lực lượng Anphata đã bẻ gẫy cuộc tiến công lớn của hơn mười nghìn quân Ixraen có máy bay và xe tǎng yểm trợ khi chúng tấn công vào Karame. Nhờ đó uy tín của Anphata càng tǎng. Tháng 2 nǎm 1969, tại khoá họp lần thứ 5 hội đồng dân tộc Palextin, lãnh tụ của Anphata, ông Araphát được bầu làm ủy viên ban chấp hành PLO.
* Lịch sử phát triển nhân loại lấy làm hổ thẹn khi trên thế giới vǎn minh còn tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc. Một dạng nguy hiểm của tệ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa Xiôn – chủ nghĩa Apácthai. Đồng thời đây cũng là nguồn gốc đau thương hàng trǎm nǎm mà người da đen Châu Phi phải gánh chịu. Chế độ sử dụng người da đen Châu Phi làm nô lệ ra đời sau khi người ta thực hiện khai thác Tân thế giới (châu Phi). Trước sức phát triển của chế độ loài người, trước xu thế tiến bộ chiến thắng chủ nghĩa phát xít, đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã ra quyết định nhằm thủ tiêu tư tưởng phản khoa học, phản động và các chính sách ô nhục này. Hàng nǎm cứ đến ngày 21-3 nhân loại tiến bộ lấy làm ngày quốc tế chống phân biệt chủng tộc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp