Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Video cúng đưa ông táo gồm những gì

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp truyền thống của người Việt đã có từ bao đời nay. Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong gia đình. Đến đêm giao thừa, Táo quân mới quay về hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Năm 2024, Tết ông Công ông Táo rơi vào thứ sáu ngày 2/2/2024, tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão. Theo phong tục truyền thống, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chọn ngày giờ đẹp để cúng ông Công, ông Táo với mong muốn mọi điều không may của năm cũ sẽ qua đi, cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Nếu các gia chủ không thể tiến hành cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày. Cụ thể, ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024 như sau:

Thứ tư ngày 31/1/2024 (dương lịch) tức ngày 21 tháng Chạp (âm lịch):

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp:

Giờ Mão (5h-7h): Tiến hành việc gì cũng được quý nhân tương trợ và giúp đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi, tốt nhất cho khởi sự mới.

Giờ Ngọ (11h-13h): Việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền bạc rủng rỉnh, cuộc sống sung túc, hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Dậu (17h-19h): Tiến hành mọi việc suôn sẻ, như ý, được quý nhân tương trợ.

Thứ sáu ngày 2/2/2024 (dương lịch) tức ngày 23 tháng Chạp:

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp:

Giờ Thìn (7h-9h): Tiến hành mọi việc thuận lợi, rất tốt cho những nguyện cầu về việc sinh con.

Giờ Tỵ (9h-11h): Tốt nhất cho việc khai trương, làm ăn phát tài, mang về lợi nhuận lớn.

Giờ Ngọ (11h-13h): Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ thích hợp để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo Bạch Hổ. Do vậy, tùy quan niệm mỗi gia đình mà chọn ra khung giờ phù hợp, thuận tiện nhất. Quan trọng là chú trọng vào tấm lòng thành kính, sự linh thiêng kết nối về tâm linh, chứ không phải mâm cao cỗ đầy.

Mâm cỗ cúng cần chuẩn bị những gì?

Tùy theo từng gia cảnh, các gia chủ có thể làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò

1 đĩa chả rán, thịt đông

1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho

1 đĩa trái cây

1 ấm trà sen, 3 chén rượu

Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.

Ngoài ra, mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Tiền vàng; 1 chiếc áo; 1 đôi hia bằng giấy.

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng.

Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng.

Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh.

Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ.

Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen.

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được.

Tùy theo vùng miền, mâm cơm cúng ông Táo ba miền có sự khác biệt nhau, cụ thể:

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc có các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, canh măng, nem, chả,…một số nơi còn có xôi chè như chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, gừng và đường nâu.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Trung: Một số nơi như Hội An, Huế có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu. Theo đó, bộ tượng đất Táo quân sẽ có đồ cúng, hoa, trái cây tươi, tượng mới và cả tượng cũ ở cạnh nhau. Trong mâm cơm cũng phải có cá ngừ hay là cá thu.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Nam: Ngoài những món mặn như gà luộc, hành muối, nem, giò,…thì còn có thêm dĩa đậu phộng, kẹo mè đen,…

Dưới đây là bài văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!