2.4 Tránh gió
Mề đay có kiêng gió không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo đó, nhiễm phong (gió) là một trong số những nguyên nhân gây nổi mề đay. Khi bị nhiễm phong, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với môi trường, sản sinh ra chất có thể gây dị ứng, sẩn ngứa. Bên cạnh đó, khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài. Nếu muốn ra ngoài, người bệnh cần che chắn làn da cẩn thận, tránh tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.
- Khấu trừ thuế là gì? Thuế gtgt được khấu trừ là gì?
- Nhựa PP5 có an toàn không? Ưu và nhược điểm của nhựa PP5
- Cách Nấu Lẩu Gà Lá É, Cả Nhà Hít Hà Ngon Ơi Là Ngon
- Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như thế nào về kinh tế
- 1 cup bằng bao nhiêu ml? Bảng quy đổi các đơn vị đo lường phổ biến mà bất kỳ ai vào bếp cũng nên biết
2.5 Cẩn thận khi tắm
Theo quan niệm dân gian, người bệnh nổi mề đay phải kiêng nước. Nhưng thực tế đây là quan niệm sai lầm. Nguyên nhân vì khi bị nổi mề đay, đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Nếu không tắm rửa sạch sẽ, bã nhờn tiết ra nhiều, kết hợp với vi khuẩn trên da có thể làm nhiễm trùng các nốt mề đay. Do đó, nếu bệnh nhân không tắm rửa thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn đang xem: Lưu ý trong dinh dưỡng và kiêng kị cho người bị mày đay mãn tính
Xem thêm : Tên hay cho bé gái họ Nguyễn
Khi cơ thể đang nổi mề đay, làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi tắm người bệnh cần lưu ý tới những vấn đề sau để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu:
- Tắm bằng nước ấm: Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm có nhiệt độ thích hợp, không quá nóng hay quá lạnh để tránh gây kích ứng da. Nếu tắm nước nóng, da sẽ mất độ ẩm và độ pH tự nhiên, bị khô, tăng cảm giác ngứa ngáy và xót da như đang bỏng. Còn tắm nước lạnh có thể khiến bệnh nhân sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe;
- Không chà xát quá mạnh: Người bệnh nổi mề đay khi tắm nên tránh chà xát quá mạnh để không làm da bị tổn thương nặng hơn, giảm nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo trên da;
- Không tắm quá lâu: Người bệnh nổi mề đay chỉ nên tắm 1 lần/ngày, mỗi lần tắm không quá 10 phút. Nguyên nhân vì việc tắm quá lâu khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô hơn và dễ gây ngứa ngáy;
- Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da: Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, gel tẩy tế bào chết,… bệnh nhân nên ưu tiên sản phẩm từng dùng qua hoặc các loại hóa mỹ phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, không gây kích ứng da. Những người có làn da nhạy cảm cần phải đặc biệt cẩn thận vì nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp thì sẽ khiến da càng nổi mề đay nhiều hơn và nặng hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp