Nghi thức cúng Ông Công Ông Táo là một phong tục truyền thống, một nghi thức tinh thần quan trọng, in đậm trong tâm trí người Việt. Lễ cúng này không chỉ là dịp để thể hiện lòng biết ơn đối với những vị thần bảo trợ cho gian bếp gia đình mà còn là cơ hội để mỗi người tự suy ngẫm và hướng đến những điều tốt lành cho năm mới.
Nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo thường được tiến hành vào trước buổi trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Người xưa quan rằng các vị thần sẽ lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm của mỗi gia đình trong suốt một năm qua. Nghi thức này thể hiện lòng thành kính và hoài niệm, qua việc chuẩn bị mâm cúng cẩn thận và trang trọng với đầy đủ bát hương, nén hương, và các lễ vật khác.
Bạn đang xem: Cúng Ông Công Ông Táo thắp mấy nén hương thì mới chuẩn? Mách bạn con số lý tưởng “vẹn cả đôi đường”
Cúng Ông Công Ông Táo cắm mấy nén hương?
Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Ở một số nơi, gia chủ đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6,…).
Số lượng nén hương phổ biến nhất là 3. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian giải thích: 3 nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Xem thêm : Review chi tiết serum B5 La Roche – Posay phục hồi và tái tạo da
Ngoài ra, còn có nhiều quan niệm khác nhau về các con số nén hương:
– Số 1: thể hiện lòng thành
– Số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là: Tam bảo, Tam giới, Tam thời…
– Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
– Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).
Xem thêm : 6 loại cây kiêng kỵ trồng trước nhà
Thực tế, 3, 5, 7, 9,… hay 1 nén hương là đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. Việc thắp nhiều hay ít nhang không quan trọng mà chủ yếu là ở tấm lòng của người hướng về tổ tiên, cội nguồn.
Nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo
Sau khi đặt mâm cúng lên, gia chủ thắp hương và tiến hành đọc bài khấn. Đến khi đọc xong bài khấn, cắm hương vào bát hương. Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. Sau khi hoàn thành nghi thức khấn bái, gia chủ chờ hương cháy 1/3 thì đã có thể tiến hành hóa vàng.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần ăn mặc lịch sự. Trang phục nam nữ là quần dài, áo đẹp, sáng màu, không hở và thành tâm lễ bái khấn nguyện với ngôn từ chuẩn mực.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp