Nước ép dứa: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều tác dụng bất ngờ

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video uống nước dứa ép có tác dụng gì

Nước ép dứa, một trong các loại nước ép trái cây được nhiều người yêu thích và ưa chuộng, hầu hết là vì các lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Vậy cụ thể tác dụng của nó là gì và cách làm ra một ly nước ép dứa như thế nào? Pharmacity mời bạn xem hết hướng dẫn trong bài viết này để tìm ra câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong nước ép dứa

Dứa không chỉ có hàm lượng calo thấp mà còn chứa một loạt các dưỡng chất quan trọng. Một cốc dứa với khối lượng 165 gam (5,8 ounce) cung cấp cho cơ thể những giá trị dinh dưỡng sau:

  • Calo: 82,5 calo.
  • Chất béo: 1,7 gram.
  • Chất đạm: 1 gram.
  • Folate: 7% RDI.
  • Kali: 5% RDI.
  • Magiê: 5% RDI.
  • Niacin: 4% RDI.
  • Axit pantothenic: 4% RDI.
  • Riboflavin: 3% RDI.
  • Sắt: 3% RDI.
  • Carbohydrate: 21,6 gram.
  • Chất xơ: 2,3 gram.
  • Vitamin C: 131% RDI.
  • Mangan: 76% RDI.
  • Vitamin B6: 9% RDI.
  • Đồng: 9% RDI.
  • Thiamin: 9% RDI.

Trong đó, RDI là lượng dưỡng chất khuyến nghị trong một ngày. Ngoài ra, dứa còn chứa các vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin K, phốt pho, kẽm và canxi.

height=

Thành phần dinh dưỡng trong nước ép dứa

Nước ép dứa có tác dụng gì?

Loại thức uống này đang được rất nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Vậy, uống nước ép dứa có tác dụng gì? Ngay sau đây, Pharmacity sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên, với các lợi ích ấn tượng mà nước ép dứa mang lại.

Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể

Dựa vào thành phần các chất dinh dưỡng có trong nước ép dứa, chúng ta có thể thấy rằng loại nước ép này chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu. Nhờ đó, chúng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa các gốc tự do gây hại

Nước ép dứa không chỉ là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất, mà nó còn được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong nước ép thơm như vitamin C, beta carotene và các flavonoid còn giúp ngăn ngừa và tiêu diệt các gốc tự do gây hại.

height=

Nước ép dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chống viêm nhiễm hiệu quả

Enzyme bromelain là một dưỡng chất đặc biệt, thường có mặt trong nước ép dứa tự nhiên. Chất này có khả năng kích hoạt cơ chế chống viêm, giảm sưng cho cơ thể. Nhờ vào đặc tính này, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm cách sử dụng chiết xuất enzyme bromelain từ dứa trong việc điều trị các trường hợp viêm hoặc chấn thương cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Trong một nghiên cứu thực hiện tại Philippines vào năm 2014, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra tác động của việc sử dụng dứa đối với sức đề kháng của 98 trẻ em đang đi học. Các em nhỏ ăn dứa đóng hộp hàng ngày thường ít bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn so với những em không ăn loại quả này.

Ngoài ra, những bạn nhỏ tham gia nghiên cứu trong nhóm ăn dứa có bệnh nhiễm trùng thì nhanh hồi phục hơn so với những em không dùng dứa cho bữa ăn. Tuy nghiên cứu này có hạn chế, nhưng kết quả cho thấy có mối tương quan giữa việc tiêu thụ dứa đóng hộp và sự tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch.

Hiểu một cách cụ thể thì nước ép dứa có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào lượng lớn enzyme tự nhiên có trong dứa, giúp hỗ trợ chống lại các tác nhân vi khuẩn tấn công vào hệ thống miễn dịch.

height=

Nước ép dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Nước ép dứa có chứa enzyme protease, một chất có khả năng phân giải các hợp chất đạm trong thức ăn thành axit amin và peptide nhỏ hơn. Nhờ đó, khi sử dụng thức uống này, cơ thể sẽ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các axit amin và peptide có trong thức ăn. Đặc biệt, sự kết hợp với enzyme bromelain cũng tăng cường khả năng kháng lại vi khuẩn đường ruột, như vi khuẩn E Coli giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bromelain, một loại enzyme không chỉ giúp cơ thể chống viêm mà còn có khả năng phân giải cục máu đông và giảm sự tích tụ của cholesterol trong các mạch máu. Nhờ vào tính năng này, bromelain giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn và tạo điều kiện thuận lợi cho máu đi khắp cơ thể, phục vụ cho các hoạt động quan trọng của con người. Vì vậy, việc thường xuyên tiêu thụ dứa có thể cải thiện hiệu quả sức khỏe tim mạch cho người dùng.

Xem thêm: Người bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì?

height=

Nước ép dứa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất bromelain trong dứa có khả năng ức chế sự phát triển của các loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư ống mật và ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, enzyme bromelain có thể tác động lên hệ miễn dịch, giúp tăng cường quá trình sản xuất bạch cầu một cách hiệu quả hơn, nhờ đó tăng cường khả năng đối phó với các tế bào ung thư của cơ thể.

Giúp phòng chống lão hóa da

Khi nói đến tác dụng của nước ép dứa với phụ nữ, không thể không kể đến khả năng tăng cường sức khỏe làn da và ngăn ngừa lão hóa. Nước ép dứa chứa một lượng vitamin C đáng kể, giúp trì hoãn và làm chậm quá trình lão hóa bằng cách thúc đẩy sự tổng hợp collagen dưới da.

Nhờ đó, làn da sẽ được bảo vệ tốt hơn dưới sự tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, kẽm có trong nước ép dứa cũng góp phần làm sáng da và giảm thâm nám hiệu quả.

height=

Nước ép dứa giúp chống lão hóa da

Xem thêm: Trà gừng có tác dụng gì? Hướng dẫn 3 cách pha trà gừng thơm ngon, bổ dưỡng

Cách làm nước ép dứa đơn giản ngay tại nhà

Sau khi đã hiểu được tác dụng của nước ép dứa, thì tiếp theo chúng ta sẽ đến với cách làm nước ép dứa ngon ngay tại nhà. Cụ thể cách làm đã được Pharmacity trình bày ngay dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

Để pha chế nước ép dứa, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau:

  • Dứa: 1 quả.
  • Mật ong: 2 muỗng cafe.
  • Đường: 1 muỗng cafe.
  • Muối ăn: nửa muỗng cafe.
  • Nước lọc: 400ml.

Lưu ý rằng, để làm được ly nước ép ngon thì chúng ta cần lựa chọn các quả dứa đã chín ngọt, mắt to và có thoang thoảng hương thơm.

Cách pha chế nước ép dứa

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì bạn hãy làm theo các bước sau đây để pha chế ra một ly nước ép dứa ngon lành nhé. Cụ thể các bước như sau:

  • Bước 1: Sơ chế dứa. Ở bước này bạn có thể nhờ người bán dứa gọt vỏ và thái nhỏ sẵn hoặc đem về nhà tự sơ chế cũng được. Nếu đem về thì bạn cần loại bỏ hết mắt dứa và gọt bỏ phần lõi cứng, còn phần thịt thì cắt miếng vuông cho dễ xay nhuyễn.
  • Bước 2: Xay hỗn hợp. Cho các nguyên liệu bao gồm mật ong, muối và dứa vào máy xay sinh tố. Xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn đều thì đổ ra ly.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp. Dùng rây để lọc hỗn hợp và chỉ lấy phần nước.
  • Bước 4: Thành phẩm. Thêm 400ml nước lọc vào phần nước đã rây rồi khuấy đều. Tiếp đến thêm đường hay mật ong tùy khẩu vị là hoàn thành.

height=

Cách làm nước ép dứa

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng nước ép dứa

Sử dụng nước ép dứa cũng cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe và khai thác tối đa các lợi ích sức khỏe của nước ép dứa. Bao gồm:

  • Người bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng: Nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc đang trong quá trình giảm cân, cần hạn chế uống nước ép dứa do sản phẩm này chứa nhiều đường và carbohydrate.
  • Trường hợp dị ứng: Chất axit trong dứa có thể gây sưng môi, lưỡi và các triệu chứng tương tự trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng không giảm bớt hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, có khả năng là bạn đang bị dị ứng với dứa và cần tìm đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
  • Sự tương tác với thuốc: Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêu thụ nước ép dứa hàng ngày. Nhằm tránh sự tương tác giữa thuốc và nước ép dứa khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Nước ép dứa không có tác dụng chữa bệnh: Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng nước ép dứa có thể thay thế thuốc trong việc điều trị bệnh. Thay vào đó, sản phẩm này thường được xem là một phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dùng.
  • Tránh dùng nước ép dứa khi có bệnh dạ dày: Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, nên hạn chế uống nước ép dứa hoặc ăn dứa tươi. Vì lượng axit có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh về đường ruột.
  • Không dùng dứa xanh: Hãy luôn chọn dứa chín có màu vàng và tránh sử dụng dứa xanh để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

height=

Những lưu ý khi sử dụng nước ép dứa

Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về các tác dụng của nước ép dứa, kèm theo đó là cách làm đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà. Ngoài ra, để không bỏ lỡ các bài viết về sức khỏe bổ ích khác, hãy lập tức theo dõi Pharmacity ngay, bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Uống cần tây có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?

  • Uống nước ép: 5 loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và những điều nên tránh

  • 7+ Công thức nước ép trái cây giúp giảm cân & duy trì sức khỏe làn da

  • Bổ sung collagen ngừa lão hóa cho làn da căng mịn, trắng hồng