Quang phổ được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu sinh học hay được đưa vào trong giáo dục kiến thức. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ kiến thức quang phổ là gì và những vấn đề liên quan đến quang phổ, máy quang phổ. Bài viết dưới đây của maydochuyendung.com sẽ giải đáp cung cấp chi tiết các kiến thức đó.
Quang phổ là gì?
Quang phổ được hiểu là một dải màu giống như sắc cầu vồng hứng được trên màn ảnh khi có hiện tượng tán sắc ánh sáng. Thuật ngữ quang phổ chính là chỉ việc đo cường độ bức xạ khi chia ánh sáng thu được bằng lăng kính hoặc lưới nhiễu xạ thành các màu khác nhau của nó, hoặc bước sóng. Quang phổ thường dùng để nghiên cứu ứng dụng mô tả các phương pháp phổ thực nghiệm. Thiết bị đo quang phổ được gọi là máy phân tích quang phổ, máy đo màu quang phổ.
Bạn đang xem: Quang phổ là gì? Các loại quang phổ phát xạ, liên tục, hấp thụ
Các loại quang phổ hiện nay
Hiện nay có 3 loại quang phổ được sử dụng phổ biến. Bao gồm: quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ.
Các loại quang phổ hiện nay
Quang phổ liên tục
Quang phổ liên tục chính là dải ánh sáng màu có sự thay đổi liên tục từ đỏ đến màu tím mà không bị ngắt đoạn. Khi nung nóng một vật rắn, chất lỏng, chất khí có áp suất thấp sẽ tạo ra loại quang phổ này.
Quang phổ phát xạ
Đây là loại quang phổ có chứa những vạch màu sáng riêng lẻ hứng được trên nền tối và bị ngắt quãng. Khi chất khí có áp suất thấp được nung nóng đến nhiệt độ cao hoặc bị kích thích từ dòng điện dẫn đến phát sáng hoặc kim loại bị nóng chảy, bay hơi sẽ tạo ra quang phổ phát xạ.
Quang phổ hấp thụ
Những vạch tối xuất hiện trên dải quang phổ liên tục chính là quang phổ hấp thụ. Khi chiếu ánh sáng màu trắng qua khối hơi hoặc khí thấp hơn nhiệt độ của nguồn ánh sáng trắng hoặc khí bị nung nóng trong điều kiện là nhiệt độ của khối hơi sẽ hình thành quang phổ hấp thụ.
So sánh các loại quang phổ
Dưới đây là bảng so sánh giữa quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ bạn có thể tham khảo:
Quang phổ liên tụcQuang phổ phát xạQuang phổ hấp thụKhái niệmLà một dải màu mà mọi bước sóng trong một khoảng nhất định đều xuất hiện, liên tục từ màu đỏ đến màu tím, không bị gián đoạn.Là một dạng của quang phổ mà các bước sóng cụ thể xuất hiện khi một chất được kích thích và phát ra vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.Là một loại quang phổ trong đó chúng ta quan sát các dải tối (điểm đen) trên một nền sáng liên tục.Nguồn và điều kiện phát sinhNguồn phát ra quang phổ liên tục thường liên quan đến sự nóng chảy của các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn ở nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại nung chảy hoặc chất khí ở nhiệt độ cao.Nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ thường là kim loại, đặc biệt là kim loại bay hơi hoặc nóng chảy. Khi kim loại được nung nóng đến mức nhiệt độ đủ cao, nó có thể phát ra ánh sáng. Các nguồn phát xạ cũng có thể là hơi hoặc chất khí ở áp suất thấp được kích thích để phát sáng. Xuất hiện khi ánh sáng đi qua một chất khí, chất lỏng, hoặc chất rắn và một số bước sóng của ánh sáng bị hấp thụ bởi các nguyên tử hoặc phân tử trong chất đó.Đặc điểm
- Cần nhiệt độ đủ cao để tạo ra các bước sóng trong dải màu.
- Quang phổ liên tục không có các đường vạch sáng, làm cho nó trở nên liên tục
- Vị trí của các đường vạch trong quang phổ phát xạ đều là duy nhất cho từng chất và phụ thuộc vào chiều dài sóng của ánh sáng được phát xạ.
- Các đường vạch trong quang phổ phát xạ tương ứng với các màu sắc cụ thể và cung cấp thông tin về thành phần hóa học của chất.
- Trong quang phổ hấp thụ, có các dải màu đen xuất hiện tại các vị trí cụ thể, thường là những vị trí mà chất hấp thụ ánh sáng.
- Vị trí của các dải màu chấm đen trong quang phổ hấp thụ đều là duy nhất cho từng loại chất và phụ thuộc vào chiều dài sóng của ánh sáng được hấp thụ.
Ứng dụngQuang phổ liên tục được sử dụng trong quá trình nghiên cứu sao, thiên hà, năng lượng mặt trời, công nghiệp và y học,…Quang phổ phát xạ thường được sử dụng trong phân tích hóa học để xác định thành phần của các vật liệu và nhận diện các chất trong mẫu.Quang phổ hấp thụ thường được sử dụng để xác định thành phần của các chất và nhận diện các dạng phân tử trong mẫu. Nó là một công cụ quan trọng trong phân tích hóa học và cảm biến.
Phương pháp phân tích quang phổ
Phương pháp phân tích quang phổ được sử dụng phổ biến để phân tích khoáng vật và xác định thành phần hóa học qua việc xem xét màu sắc trong vạch quang phổ. Hiện nay có hai phương pháp phân tích đó là định tính và định lượng.
Phương pháp phân tích quang phổ
Phương pháp phân tích định tính: Đây là phương pháp sử dụng quang phổ vạch để xác định các nguyên tố cấu tạo nên hợp chất hay mẫu vạch.
Phương pháp phân tích định lượng: Dùng để xác định nồng độ của mỗi thành phần cấu tạo nên vật mẫu bằng cách sử dụng cường độ ánh sáng vạch quang phổ ( nồng độ phát hiện có thể rất nhỏ khoảng 0.002% của chất có trong mẫu nghiên cứu). Phương pháp định lượng còn xác định nhiệt độ của vật mẫu qua việc sử dụng quang phổ liên tục.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn máy đo màu cầm tay chất lượng
3 mẫu máy quang phổ được sử dụng nhiều nhất
Máy quang phổ (phổ kế) là thiết bị chuyên dụng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành các phần đơn sắc khác nhau. Qua đó, có thể quan sát và xác định cụ thể các thành phần có trong một nguồn sáng. Dưới đây là 3 mẫu máy quang phổ tốt được dùng nhiều nhất bạn nên biết.
Máy quang phổ đo màu CS-Series
Xem thêm : Lỗi thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu?
Giá tham khảo: 76.000.000 đ (giá sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian)
Máy quang phổ đo màu CS-Series là dòng máy quang phổ phù hợp với các phần mềm phân tích màu sắc. Là loại máy cung cấp đầy đủ 28 loại nguồn ánh sáng tiêu chuẩn cho điều kiện ánh sáng cùng các chỉ số đo lường giá trị 40 màu.
Máy quang phổ đo màu CS-Series
Sử dụng ETC công nghệ hiệu chỉnh thời gian thực và công nghệ tự động bồi thường độ bóng nên máy có độ chính xác của dữ liệu và độ lặp đáng tin cậy. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn sáng LED giúp cân bằng cường độ trên một dải phổ và đảm bảo tốc độ của các phép đo và kết quả đo.
Đặc biệt, máy quang phổ đo màu CS-Series còn trang bị camera xem chính xác khu vực đang được thử nghiệm để tránh sai số phép đo.
Máy đo quang phổ UV-Vis 2 chùm tia UV-1900
Xem thêm : Lỗi thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu?
Giá tham khảo: 76.000.000 đ (giá sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian)
Máy đo quang phổ UV-Vis 2 chùm tia UV-1900 là dòng máy có thiết kế tự động và thiết kế LSI đảm bảo khả năng mở rộng và độ tin cậy chính xác cao. Sản phẩm có dải sóng rộng nhằm đáp ứng được yêu cầu của các lĩnh vực công nghiệp sinh học, dược phẩm, nghiên cứu,…
Máy đo quang phổ UV-Vis 2 chùm tia UV-1900
Ngoài ra, máy quang phổ UV-Vis 2 còn có thể được xuất dữ liệu qua máy in với giao diện USB. Với các tính năng có thể đạt kết quả chính xác, linh hoạt thông qua máy tính và khi nhiều người sử dụng cùng tính năng lưu trữ các thông số đo lường và dữ liệu đã là ưu điểm để lựa chọn dòng máy này.
Máy quang phổ hồng ngoại FT-IR 4700
Xem thêm : Lỗi thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu?
Giá tham khảo: 76.000.000 đ (giá sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian)
FT/IR 4700 là một trong các dòng máy quang phổ chất lượng được tin dùng bởi thiết kế nhỏ gọn, độ bền cao, không cần bảo trì. Máy đo màu sắc này có thể thực hiện đo mẫu vật thể tích nhỏ và đo kính hiển vi có độ nhạy cao.
Máy quang phổ hồng ngoại FT-IR 4700
Máy quang phổ hồng ngoại FT/IR 4700 được trang bị bộ giao thoa có cấu trúc kín, gương hình lập phương, điều khiển DSP và tự động chỉnh hàng cho độ phân giải chuẩn cao. Ngoài ra, máy còn có chức năng tự chuẩn đoán và khả năng mở rộng khoảng phổ tối đa qua các thao tác đơn giản. Là dòng máy quang học tinh vi, chức năng cao dễ dàng kết hợp với các loại kính hiển vi như IR microscope.
Xem thêm: Máy đo màu sơn nào tốt, đáng mua hiện nay?
Hy vọng với bài viết trên đã cung cấp các thông tin kiến thức về quang phổ là gì và những gợi ý liên quan về máy đo màu quang phổ. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm chính hãng có thể tham khảo đặt ngay website: Maydochuyendung.com hoặc liên hệ tư vấn Hotline Hà Nội: 0866 421 463 – Hồ Chí Minh: 0979 244 335.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp