Câu hỏi tu từ là một trong những phép nghệ thuật phổ biến trong văn học và giao tiếp. Nó giúp chúng ta tạo ra những câu hỏi đầy tinh tế và tác động sâu sắc hơn đến người đọc hoặc người nghe. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về đặc điểm và tác dụng của câu hỏi tu từ, cũng như cách sử dụng các loại câu hỏi này trong tiếng Việt.
Tương tự như các biện pháp: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… câu hỏi tu từ không những được sử dụng rất phổ biến trong văn học. mà còn có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Bạn đang xem: Câu hỏi Tu từ là gì? Cách đặt câu, Tác dụng và Ví dụ minh họa
Câu hỏi Tu Từ là gì?
Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng lại không hướng tới việc tìm kiếm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi đó. Nói cách khác, đối với loại câu hỏi này, chúng ta không nhất thiết phải tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi.
Nó khuyến khích người nghe hoặc người đọc suy nghĩ, tìm hiểu và khám phá ý nghĩa sâu xa. Câu hỏi tu từ thường được sử dụng trong văn bản, thơ ca, bài diễn thuyết, trò chơi ngôn ngữ và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Tùy vào mục đích giao tiếp của người hỏi, hoặc dụng ý nghệ thuật trong văn học mà câu hỏi tu từ có thể biểu đạt, hay tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định nào đó.
Ví dụ trong văn học:
Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Thêm 1 ví du trong văn bản:
- “Tại sao chúng ta tồn tại trên Trái Đất?” hoặc “Những giá trị nào quan trọng nhất trong cuộc sống?” Những câu hỏi này không có một câu trả lời duy nhất, mà khuyến khích người nghe hoặc đọc suy ngẫm, phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân.
Câu hỏi tu từ tạo điểm nhấn cho sự tò mò và khám phá, mở ra cơ hội cho sự trau dồi tri thức và tìm hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh chúng ta.
Đặc điểm của câu hỏi tu từ
Sau khi đã hiểu được câu hỏi tu từ là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của dạng câu hỏi này. Nó thường có những đặc điểm sau:
- Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu
- Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác
- Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe
- Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó
- Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt
- Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu
Tác dụng câu hỏi tu từ
Các dạng Câu hỏi Tu từ
Câu hỏi tu từ bao gồm hai dạng: Mang ý nghĩa khẳng định và mang ý nghĩa phủ định.
- Mang ý nghĩa khẳng định: Dạng câu hỏi này được sử dụng nhằm mục đích khẳng định lại mệnh đề được nhắc đến trong câu. Đồng thời, nhấn mạnh lại nội dung, ý nghĩa mà người nói, người viết muốn truyền đạt.
- Mang ý nghĩa phủ định: Dạng câu hỏi này có thể không chứa các từ ngữ phủ định (“không”, “chưa”,…). Tuy nhiên, nó vẫn mang ý nghĩa đối lập, tương phản, phủ định lại mệnh đề được nhắc đến trong câu văn.
Cách Đặt Câu hỏi Tu từ
Bạn có thể đặt câu hỏi theo những cách dưới đây:
- Đặt một câu hỏi thông thường
- Lồng ghép nội dung, ý nghĩa biểu đạt muốn nhấn mạnh vào trong câu văn
- Sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định vào trong câu
- Khi đặt câu, cần chú ý nội dung thông tin được biểu đạt phải dễ hiểu và gần gũi với người nghe, người đọc, để mọi người có thể hiểu và nắm bắt được thông tin mà bạn muốn diễn đạt
Ví dụ về Câu hỏi Tu từ
Câu hỏi tu từ sử dụng trong văn thơ
Câu hỏi tu từ trong thơ có thể được sử dụng để khám phá ý nghĩa sâu xa và tạo sự tò mò và thu hút với độc giả. Câu hỏi này thường được đặt ra mà không yêu cầu một câu trả lời cụ thể, nhưng mang mục đích kích thích suy nghĩ và sự tưởng tượng của người đọc.
Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Sóng bắt đầu từ gió
Xem thêm : 9 dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần mẹ bầu nên biết
Gió bắt đầu từ đâu?
Nhưng điều gì đang xảy ra với tôi?
Niềm vui sống của tôi đã đi đâu?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Phân biệt Câu hỏi tu từ với Câu hỏi thường
So với câu hỏi tu từ, câu hỏi thường là câu dùng để hỏi thông tin nhằm mục đích làm sáng tỏ một nội dung nào đó mà người hỏi chờ đợi câu trả lời từ người được hỏi. Do đó, trong câu nghi vấn sẽ gồm ít nhất 2 chủ thể là người hỏi và người được hỏi.
Đó là câu hỏi trực tiếp, trong đó người hỏi nêu câu hỏi còn người được hỏi nghe câu hỏi và trả lời.
Hoặc là câu hỏi gián tiếp qua một công cụ nào đó như nêu câu hỏi qua thư và câu trả lời qua thư từ người được hỏi. Câu nghi vấn thường được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Trong khi đó, câu hỏi tu từ được dùng nhiều trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật, được người hỏi đưa ra không nhằm mục đích tìm hiểu, muốn làm rõ vấn đề cũng như không cần câu trả lời mà chỉ nhằm mục đích khẳng định, nhấn mạnh nội dung nào đó mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy.
Đối với câu hỏi tu từ, có thể xác định người đặt câu hỏi nhưng không xác định rõ người được hỏi là ai.
Xem thêm : Lào Cai Có Bao Nhiêu Huyện
Câu nghi vấn có nhiều dạng câu hỏi khác nhau, được tác giả Cao Xuân Hạo (2004) chia thành các loại câu hỏi của tiếng Việt như sau:
Câu hỏi chính danh bao gồm
+ Câu hỏi có/không
+ Câu hỏi chuyên biệt giống một câu trần thuật có yếu tố nghi vấn.
+ Câu hỏi hạn định
+ Câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu là “có phải” và cuối câu có từ “không”
+ Câu hỏi phái sinh có cuối câu là từ “đúng không”/(có) phải không/chứ/phỏng/sao/hả?
+ Câu hỏi có từ cuối là nhỉ và nhé
* Câu hỏi có tính chất cầu khiến không mong đợi thông tin mà muốn yêu cầu người khác theo cách phi ngôn ngữ.
* Câu hỏi có giá trị khẳng định với những từ ngữ đặt ở cuối câu như chứ sao? Chứ ai? Chứ còn gì nữa?…
* Câu nghi vấn có tính chất phủ định
* Câu nghi vấn có tính chất ngờ vực, phỏng đoán hay ngần ngại với những từ ngữ như không biết, phải chăng, biết, liệu, hay là,…
* Câu nghi vấn có tính chất cảm thán với những từ ngữ nghi vấn như bao nhiêu, biết mấy, sao … thế,…
Câu hỏi thường gặp
Nó có phải câu nghi vấn không?
Nó có phải biện pháp nghệ thuật?
Câu hỏi tu từ là một trong các biện phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ ca, văn xuôi,… Biện pháp nghệ thuật có thể được hiểu là những nguyên tắc sắp xếp, tổ chức trật tự câu văn, sử dụng linh hoạt từ ngữ, ngữ pháp trong câu.
Mục đích khi sử dụng biện pháp nghệ thuật chính là tạo nên cái hay, cái đẹp cho tác phẩm, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt,… Biện pháp nghệ thuật bao gồm cả câu hỏi tu từ, các phép tu từ như hoán dụ, ẩn dụ, chơi chữ, liệt kê,…
Nó có phải là biện pháp tu từ không?
Tổng kết
Qua bài viết này chúng ta đã tìm hiểu về câu hỏi tu từ – một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong văn học và giao tiếp hằng ngày. Chúng ta đã biết được đặc điểm và tác dụng của loại câu hỏi này, cũng như các dạng câu hỏi tu từ và cách đặt câu. Đồng thời, bài viết cũng đã giúp chúng ta phân biệt được câu hỏi tu từ với câu hỏi thường và các loại câu hỏi khác.
Hy vọng rằng những kiến thức về câu hỏi tu từ trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong giao tiếp và sáng tạo văn học của mình.
Xem thêm các bài viết liên quan đến các loại câu hỏi:
- 10 loại câu hỏi trong giao tiếp và cách dùng
- Đặt Câu hỏi Mở đầy Tinh tế và thu hút hơn với 50+ Ví dụ
- Câu hỏi Thăm Dò: 30+ Ví dụ và cách đặt câu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp