Hướng dẫn cách phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc bài thơ ” Mời trầu” qua lăng kính của thể thơ Nôm Đường luật để khám phá được những nét đặc sắc trong sáng tác của Hồ Xuân Hương
Dàn ý phân tích đặc điểm của thơ Nôm Đường luật trong bài thơ “ Mời trầu” của Hồ Xuân Hương
I. Mở bài :Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận II.Thân bài– Khái quát về tác giả, tác phẩm- Khái quát về thể thơ Nôm đường luật1.Hình thức :– Thể thơ : bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (4 câu 7 chữ)- Vần điệu : sử dụng luật bằng trắc; nhịp điệu chậm rãi , uyển chuyển;cách gieo vần độc đáo sử dụng phép đối thanh và đối chữ2. Nội dung : – Bố cục bài thơ chặt chẽ mạch lạc, logic- Hai câu đầu: Giới thiệu về miếng trầu và lời mời.- Hai câu sau: Bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của người phụ nữ3. Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trong thơ :– Giàu hình ảnh biểu cảm, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như : ẩn dụ, so sánh, điển tích,…- Sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt – Giọng điệu đa dạng, linh hoạt- Hình ảnh thơ giàu giá trị tưởng tượng, giàu tính biểu cảmIII. Kết bài– Khẳng định lại vấn đề nghị luận – Bài thơ là một ví dụ tiêu biểu cho đặc điểm của thơ Đường luật
Bạn đang xem: Phân tích đặc điểm của thơ Nôm Đường luật trong bài thơ “ Mời trầu” của Hồ Xuân Hương
Phân tích đặc điểm của thơ Nôm Đường luật trong bài thơ “ Mời trầu” của Hồ Xuân Hương
Thơ ca là sự kết hợp giữa cảm xúc và ngôn từ. Một áng thi ca làm rung động lòng người là sự kết hợp giữa sức sáng tạo và cảm xúc của người nghệ sĩ, cảm xúc là nguồn gốc của thơ ca , nhưng ngôn ngữ là công cụ để thể hiện thứ cảm xúc ấy một cách hiệu quả. Theo lẽ đấy, bài thơ “Mời trầu” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng dễ dàng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không chỉ lay động lòng người bởi những thông điệp tác giả gửi gắm, mà qua đó bài thơ còn toát lên tài năng sáng tác độc đáo của bà chúa thơ Nôm qua sự kết hợp khéo léo giữa ngôn từ, vần điệu của thể thơ Nôm Đường luật
Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ nữ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX , đó là giai đoạn lịch sử khi chế độ phong kiến nước ta suy tàn,cuộc sống hiện khó khăn đầy rẫy éo và sự bất công tàn nhẫn, và đặc biệt thân phận người phụ nữ trong xã hội ấy lại thật rẻ rúm và bé nhỏ vô cùng. Cũng vì lẽ đó nên thơ của Hồ Xuân Hương lại thấm đậm những suy tư trăn trở vế kiếp người bất hạnh của những người phụ nữ thời bấy giờ.
Bài thơ “ Mời Trầu ” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Hồ Xuân Hương. Với mệnh danh mà người đời vẫn hay gọi nữ sĩ là “ bà chúa thơ Nôm” nên thơ Xuân Hương mang đậm tính chất của thể thơ Nôm Đường luật. Bài thơ là tiếng lòng than thở của nhà thơ về số phận bi thảm bần cùng của người phụ nữ dồng thời là tiếng lòng của một niềm khao khát hạnh phúc về tình yêu lứa đôi.
Bàn về sự sáng tạo độc đáo trong thể loại thơ Đường luật ,đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng nói “ Thơ đường luật là một chiếc áo đẹp , nhưng có thể làm cho người đọc nó trở nên cứng nhắc ” và Xuân Hương đã biến chiếc áo đẹp ấy trở nên mềm mại, để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc chỉ qua bốn câu thơ :
Xem thêm : Trước công nguyên là gì?
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm bốn câu , mỗi câu bảy chữ với cách gieo vần chặt chẽ tuân theo khuôn khổ của thể thơ. Vói lẽ ấy mỗi câu thơ đều vuông vắn , tương thích với luật thơ. Nhịp ngắt 2/2/3 chậm rãi nhưng lại uyển chuyển duyên dáng , làm câu thơ trở nên ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ. Với hình thức thể hiện ngôn ngữ thơ sáng tạo nhưng vẫn tuân thủ đúng quy tắc của thể thơ , nhà thơ lại càng dẽ dàng hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của mình đến với người đọc. Đến với hai câu thơ đầu , tác giả đã khéo léo vận dụng thi liệu quen thuộc của nền văn học Việt Nam , đó là hình ảnh miếng trầu qua lời mời trầu duyên dáng của nữ sĩ :
“ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi ”
Xem thêm : [Windows 11/10]Cách thêm / thay đổi ngôn ngữ bàn phím
Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong nét đẹp truyền thống cuả mỗi con người Việt Nam , miếng trầu mang giá trị tinh thần đạo đức gắn liền với những niềm vui, niềm hạnh phúc.Ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh miếng trầu trong những câu ca dao duyên dáng “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”- “Miếng trầu nên duyên vợ chồng ”. Miếng trầu là lời mời chào cho những câu chuyện, cũng là chất gắn kết tình yêu thương. Nhưng với Xuân Hương miếng trầu không cỉ đơn thuần lầ vậy, nó còn là sự suy tư trăn trở, niềm khao khát về một hạnh phúc giản đơn.
Quả cau non và lá trầu hôi tuy rất nhỏ bé nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo và đẹp đẽ để tạo nên miếng trầu.Phải chăng miếng trầu cau ấy chính là ẩn dụ cho sự nhỏ bé của người con gái trong xã hội lúc bấy giờ, tuy nhỏ bé giản đơn nhưng lại rất duyên dáng đẹp đẽ.
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng động từ mạnh qua hành động “ quệt” trầu , đó là một hành động táo bạo nhưng vẫn mang nét duyên dáng đáng yêu. Hành động đấy làm ta không khỏi liên tưởng tới dáng vẻ e thẹn của người con gái khi đứng trước lòi gọi mời của tình yêu . Lời mời trầu của nữ sĩ không chỉ đơn thuần là lời mời gọi tình yêu mà còn chất chứa bao suy tư trăn trở về khát vọng tình yêu đôi lứa. Thế nhưng sau lời mời trầu duyên dáng ấy lại là một tiếng thở dài cất lên chất chứa bao nỗi niềm tâm sự qua hai câu thơ cuối : “Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Hai câu thơ ngắn gọn, nhưng lại cho ta thấy được cả quá trình chuyển đổi màu sắc nhanh chóng , mạnh mẽ. Từ sắc “thắm “ của sự kết hợp “trầu – vôi” đã dần tách thành riêng biệt chỉ còn màu xanh non nớt của lá, màu bạc lạnh lẽo của vôi.
Trầu cau là biểu tượng gắn kết duyên số của con người . Cái duyên ấy với Hồ Xuân Hương bạc bẽo, bấp bênh như là vôi. Câu thơ như một lời thở dài ngao ngán của nhà thơ khi nghĩ về số phận tình duyên mỏng manh.Ngẫm lại cuộc đời của bà, một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải vị chua chát, cay đắng của sự lạnh lùng, giả dối lời thơ như số phận đầy éo le dang dở . Biết bao giờ, biết ai sẽ là người phải “duyên” nhau.
Với ngôn từ trau chuốt , giàu ý nghĩa cùng việc sự dụng hình ảnh giàu giá trị tưởng tượng, kết hợp với nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo như : ẩn dụ , so sánh nhà thơ đã giúp người đọc như được sống lại với những suy tư trăn trở về cuộc sống bấp bênh đầy rẫy bất hạnh của người con gái trong xã hội xưa. Đặc sắc nhất trong thơ phải kể đến sự khéo léo trong việc vận dụng sáng tạo thể thơ Nôm Đường luật của nhà thơ, bài thơ mang nhiều nét mới mẻ độc đáo mà chỉ Xuân Hương mới có nhưng vẫn tuân thủ theo niêm luật của thể thơ.
Nhận xét về bài thơ Nôm Đường luật nhà thơ Xuân Diệu từng nói “ Thơ Đường luật là một chiếc áo đẹp , chất chội nhưng lộng lẫy sang trọng ” Ý kiến ấy quả thực đúng đắn, với niêm luật chặt chẽ đòi hỏi sự thông thái của người viết thế nhưng lại rất ngắn gọn và xúc tích hàm chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa về cuộc sống, con người. Và có lẽ bài thơ trên là phương diện để Hồ Xuân Hương có thể cống hiến một chiếc áo đẹp, lộng lẫy bằng tài sáng tạo của mình cho nền văn học.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp