1. Quy phạm pháp luật là gì?
Một đất nước chỉ có thể ổn định, phát triển khi xây dựng được một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiện đại. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm quy định tất cả các vấn đề, lĩnh vực phát sinh trong đời sống xã hội. Và mỗi một văn bản pháp luật sẽ được cấu thành từ nhiều quy phạm pháp luật để có thể tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh nhất.
Theo đó, quy phạm pháp luật là nội dung, là những quy tắc ứng xử, chuẩn mực mang tính pháp lý, bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện vì mục đích chung và được ban hành thông qua các văn bản pháp luật như văn bản Luật và văn bản dưới luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Bạn đang xem: Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu thành, phân loại?
2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
Một, quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận.
Chúng ta thường thấy hàng năm có hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành với nhiều nội dung và mục đích khác nhau. Các văn bản Luật được ban hành để sửa đổi, bổ sung cho những Luật hoặc Bộ luật cũ để phù hợp với tình hình thực tế. Và việc ý kiến, thông qua và ban hành đều là nhiệm vụ và chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể Quốc Hội là cơ quan có quyền lực xem xét và thông qua tất cả các văn bản Luật trước khi được ban hành có hiệu lực và áp dụng trong thực tế. Bên cạnh đó, còn có các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng là những chủ thể có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ta cũng quy định rõ, các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi lĩnh vực của mình và chịu trách nhiệm pháp lý đối với những quy phạm pháp luật được quy định trong đó.
Ngoài ra, chúng ta cần hiểu không chỉ các bộ, ngành mới được ban hành mà người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…cũng được phép ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi quyền hạn và lĩnh vực quản lý của mình.
Tuy nhiên, không phải tất cả những văn bản do nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.
Hai, là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện
Việc ban hành quy phạm pháp luật chỉ thực sự đạt hiệu quả khi những quy định này được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Chính vì vậy, nhà nước ta bên cạnh ban hành những quy phạm pháp luật này chính là ban hành nhiều biện pháp áp dụng khác nhau, trường hợp không thực hiện sẽ bị xử lý và cơ quan có chức năng áp dụng biện pháp đó chính là cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án…đây chính là những cơ quan thực thi pháp luật.
Ba, văn bản pháp luật được thể hiện với một hình thức nhất định do pháp luật quy định.
Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản luật hoặc văn bản dưới luật và được cấu thành dựa theo hai yếu tố là tên gọi và thể thức văn bản.
Đối với tên gọi thì quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật hoặc dưới luật với nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác nhau như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Nghị định, Thông tư, Quyết định…
Về thể thức: Quy phạm pháp luật được trình bày trong những văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ình thức với nội dung và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
Tư, quy phạm pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể, phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
Bởi lẽ nếu xem xét kỹ một quy phạm pháp luật nào đó chúng ta sẽ thấy rằng trong một quy phạm pháp luật luôn có chứa đựng ý chí như cấm thực hiện, cho phép thực hiện, bắt buộc thực hiện, có thể thực hiện hoặc không…tất cả đều tác động đến ý chí của chủ thể.
3. Cấu thành quy phạm pháp luật:
Với mục đích không chỉ mô tả quy tắc hành vi của những người tham gia quan hệ xã hội mà còn chỉ ra hoàn cảnh tồn tại quy tắc. Cấu trức của quy phạm pháp luật được cấu thành từ ba yếu tố sau đây:
Một, giả định
Giả định là bộ phận của quy phạm quy định địa điểm, thời gian, các chủ thể, các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện, tức là xác định môi trường của sự tác động của quy phạm pháp luật. Giả định có thể chua ra giả định xác định và giả định tương đối.
- Giả định xác định là sự liệt kê một cách chính xác, rõ ràng các hoàn cảnh cụ thể mà trong hoàn cảnh đó các mệnh của quy phạm đoiì hỏi phải thực hiện.
- Giả định xác định tương đối, mặc dầu cũng được gọi là điều kiện môi trường tác động của quy phạm, nhưng lại giới thiệu cho chủ thể áp dụng pháp luật khả năng giải quyết vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể có thể có mặt điều kiện đó, hoặc vắng mặt nó. Về nguyên tắc, giả định xác định tương đối không tồn tại trong quy phạm pháp luật một cách độc lập. Nó chỉ phần bổ sung thêm cho giả định xác định.
Hai, quy định
Quy định là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật. Bởi vì, trong quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định. Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở hoàn cảnh đã nêu trong giả định của quy phạm. Tùy thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hành vi mà bộ phận quy định có thể phân ra quy định xác định, quy định tùy nghi và quy định mẫu.
- Quy định xác định là quy định chỉ ra một cách chính xác đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện.
- Quy định tùy nghi có lúc còn gọi là quy định xác định tương đối. Quy định này nêu lên cho chủ thể một phạm vi có thể của hành vi và chủ thể có quyền lựa chọn một phương án trong số các phương án đó của hành vi.
- Quy định mẫu là quy định thiết lập quy tác của hành vi dưới dạng chung nhất. Việc giải thích và cụ thể hóa nó có thể hiện trong một văn bản pháp luật khác. Đặc điểm của quy định mẫu thể hiện ở chỗ nó không có quan hệ với một quy phạm cụ thể nào đó mà chỉ quan hệ với một nhóm, một tập hợp quy phạm. Do vậy, quy định mẫu là những quy định nguyên tắc chung hay quy định định nghĩa.
Ba, chế tài
Chế tài là một bộ phận bắt buộc của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
4. Phân loại quy phạm pháp luật:
Có thể có nhiều cách phân loại quy phạm pháp luật. Thông thường, có ba cách phân loại phổ biến sau đây:
Một, phân loại dựa vào vai trò khác nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Quy phạm điều chỉnh;
+ Quy phạm bắt buộc. Tức là những quy phạm này bắt buộc các chủ thể phải thực hiện. Trường hợp không thực hiện chính là vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng chế tài để xử lý. Ví dụ: Khi thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng không cứu dù co khả năng cứu thì sẽ bị áp dụng chế tài xử lý tại Điều 132 về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm : Tối ăn sữa chua có mập không?
+ Quy phạm cấm đoán. Tức là những quy định pháp luật sẽ quy định những chủ thể không được thực hiện.Ví dụ: Cấm vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
+ Quy phạm giao quyền. Khi một tố chức hay cá nhân giao cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện một số quyền trong phạm vi bên kia giao, nhưng vì lý do nào đó bên được giao quyền thực hiện những công việc ngoài phạm vi quyền được giao, đây chính là hành vi phạm.
- Quy phạm bảo vệ. Những quy phạm này xoay quanh những nội dung liên quan đến việc bảo vệ một chủ thể hay một bộ phận nào đó. Ví dụ: Bảo vệ một số loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Quy phạm chuyên môn;
+ Quy phạm định hình tổng quan;
+ Quy phạm định nghĩa;
+ Quy phạm tuyên bố;
+ Quy phạm xung đột. Đây là những quy định liên quan đến các vấn đề tranh chấp giữa các chủ thể với nhau, hoặc giữa cá nhân với nhà nước…Và phương thức để giải quyết đó chính là giải quyết theo phương thức hòa giải, thương lượng, Tòa án hoặc Trọng tại thương mại.
Như vậy, những quy định liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ xã hội gần như đã bao gồm chi tiết tất cả những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội hằng ngày. Nhiều bộ luật, luật và các văn bản pháp luật hoặc dưới luật đã được ban hành như Bộ luật hính sự, Luật hành chính, Bộ luật dân sự…
Hai, phân loại dựa vào phạm vi và khối lượng của sự tác động điều chỉnh
- Quy phạm chung;
- Quy phạm chuyên biệt;
- Quy phạm đặc biệt;
Ba, phân loại dựa vào phạm trù nội dung và hình thức
+ Quy phạm nội dung, tức là những quy phạm liên quan đến quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm của các chủ thể pháp luật.
+ Quy phạm hình thức hay còn gọi là thủ tục là những quy phạm xác định trình tự, thủ tục để các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình hay tiến hành áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế.
Thông thường những quy phạm này liên quan đến quy định về hình thức văn bản, trình bày bố cục. Một số văn bản liên quan đến hình thức như đơn từ trong các lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đơn ly hôn, đơn khiếu nại….Khi quy phạm những quy định về hình thức cũng như nội dung thì các văn bản này sẽ bị trả lại và không được xử lý.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp