Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

Châu Nam Cực là vùng đất cuối cùng trên Trái Đất được con người khai phá và định cư. Mãi tới năm 1820 lục địa này mới được quan sát lần đầu bởi đoàn thám hiểm người Nga của Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Petrovich Lazarev. Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

Vị trí địa lý châu Nam Cực

Châu Nam Cực tọa lạc bất cân xứng quanh Cực Nam và chủ yếu ở phía nam Vòng Nam Cực, là lục địa xa về phương nam nhất và được bao quanh bởi Nam Đại Dương hoặc theo định nghĩa khác là phần nam Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, hay phần nam Thế Giới Dương. Ở châu Nam Cực có một số sông và hồ, sông dài nhất là Onyx còn Vostok là một trong những hồ dưới băng lớn nhất thế giới. Châu Nam Cực có diện tích hơn 14 triệu km², là lục địa lớn thứ năm, gấp khoảng 1,3 lần châu Âu. Bờ biển dài 17.968 km, chủ yếu là những dạng băng.

Khoảng 98% diện tích châu Nam Cực bị phiến băng Nam Cực, một lớp băng dày trung bình ít nhất 1,6 km, che phủ. 90% lượng băng của thế giới, tương ứng 70% lượng nước ngọt, là ở châu Nam Cực. Nếu toàn bộ số băng này tan chảy thì mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 60 m. Giáng thủy là rất thấp ở đa phần nội lục, chỉ 20 mm một năm. Ở một số vùng “băng xanh” giáng thủy nhỏ hơn thăng hoa nên cân bằng khối lượng là âm. Tại những thung lũng khô, hiệu ứng tương tự xảy ra trên nền đá tạo nên cảnh quan cằn cỗi.

Tây Nam Cực bị một phiến băng bao phủ. Vì có xác suất nhỏ sụp đổ nên phiến băng này thu hút sự quan tâm gần đây. Nếu phiến băng tan vỡ, mực nước biển sẽ dâng thêm vài mét trong một thời gian địa chất tương đối ngắn, có lẽ cỡ vài thế kỷ. Một số dòng chảy băng, thứ chiếm khoảng 10% dung tích phiến băng, chảy tới một trong nhiều thềm băng của châu Nam Cực. Đông Nam Cực nằm về bên Ấn Độ Dương và bao gồm các vùng đất Coats, Queen Maud, Enderby, Mac. Robertson, Wilkes, và Victoria. Đa phần Đông Nam Cực thuộc Đông Bán Cầu và bị một phiến băng che phủ.

Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

Về khí hậu:

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó chỉ bắt đầu bị băng che phủ vào 34 triệu năm trước và trước đó băng không tồn tại. Nhiệt độ không khí tự nhiên thấp nhất từng ghi nhận trên hành tinh là −89,2 °C.

Châu Nam Cực là một hoang mạc băng giá với lượng giáng thủy thấp, trung bình hàng năm dưới 10 mm tại điểm Cực Nam. Nhiệt độ xuống thấp nhất vào khoảng −80 °C đến −89,2 °C trong nội lục vào mùa đông và lên cao nhất 5 °C đến 15 °C gần bờ biển vào mùa hè. Mức nhiệt cao kỷ lục được ghi nhận là 20,75 °C vào tháng 9 năm 2020.

Về địa hình:

Do nơi đây là vùng khí áp cao, nhận được lượng ánh nắng mặt trời ít nên khí hậu lạnh quanh năm, khắc nghiệt, thường có gió bão khiến cho địa hình Nam Cực là các cao nguyên băng khổng lồ. Các lớp băng di chuyển ra biển và bị vỡ khi đến bờ, tạo thành các núi băng gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại.

Về đa dạng sinh học:

Thực vật: Khí hậu châu Nam Cực ngày nay không cho phép thảm thực vật rộng lớn hình thành. Nhiệt độ băng giá, đất nghèo dinh dưỡng, thiếu độ ẩm, và thiếu ánh mặt trời khiến cây cối không thể phát triển. Vì lẽ đó thực vật rất thiếu tính đa dạng và khả năng phân bổ bị hạn chế. Quần thực vật của lục địa chủ yếu là rêu. Có khoảng 100 loài rêu thực và 25 loài rêu tản, chỉ ba loài thực vật có hoa là Deschampsia antarctica, Colobanthus quitensis, Poa annua phi bản địa và tất cả đều được tìm thấy ở bán đảo Nam Cực. Sinh trưởng bị hạn chế trong vài tuần mùa hè.

Động vật: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo… chúng có lớp lông dày, lớp mỡ dày, bộ lông không thấm nước và sống dựa vào nguồn tôm, cá, sinh vật phù du trong biển.

Về khoáng sản:

Có nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là sắt và than đá

Dân số ở châu Nam Cực

Một số chính phủ duy trì các trạm nghiên cứu có người ở lâu dài trên lục địa. Số người làm, hỗ trợ nghiên cứu khoa học cùng những công việc khác ở châu Nam Cực và các hòn đảo gần đó dao động từ khoảng 1.000 vào mùa đông đến 5.000 vào mùa hè, tương ứng mật độ dân số 70-350 người/một triệu km² mỗi thời điểm. Không ít trạm bố trí người quanh năm, nhân viên làm qua mùa đông thường tới từ nước họ và phục vụ một năm.

Trên đây là nội dung bài viết Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.