Cơ chế thị trường là gì? Đặc trưng của cơ chế thị trường. Ưu điểm và hạn chế của cơ chế thị trường. Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây.
Cơ chế thị trường là gì?
Hiện nay thuật ngữ cơ chế thị trường là gì được giải thích là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận.
Bạn đang xem: Cơ chế thị trường là gì? Đặc trưng của cơ chế thị trường
Có thể thấy cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Cơ chế thị trường sẽ thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết các yếu tố giá cả, cung – cầu, cạnh tranh… và trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường là một bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự giác hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất. Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có thị trường và do đó có cơ chế thị trường hoạt động.
Xem thêm : Ăn mấy bữa trong ngày là tốt nhất?
Như vậy, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong quá trình trao đổi.
Đặc trưng của cơ chế thị trường
Trong cơ chế thị trường thì việc phân bố sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên liệu đầu vào về cơ bản được giải quyết theo quy luật của kinh tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu.
Ngoài ra như đã trình bày ở khái niệm cơ chế thị trường là gì có thể thấy đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là động lực chủ yếu thúc đẩy nỗ lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm “lãi hưởng lỗ chịu” và chấp nhận rủi ro, chấp nhận cạnh tranh. Đây là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường. Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.
Ưu điểm và hạn chế của cơ chế thị trường
Xem thêm : Công dụng giảm cân bằng lá sen cực kỳ hiệu quả mà ít người biết
Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàn toàn thay thế được.
- Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Doanh nghiệp được tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm khi sản xuất kinh doanh. Do đó, làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
- Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất (tổng cung )với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội ( tổng cầu ).
- Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cạnh tranh càng cao đòi hỏi giảm chi phí cá biệt càng lớn bằng cách áp dụng các phương pháp đổi mới, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Các nguồn lực sản xuất tự điều tiết và di chuyển đến nơi nào được sử dụng với hiệu quả cao nhất, tuân theo các nguyên tắc của thị trường.
- Sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo có khả năng thích nghi cao trước sự biến đổi các điều kiện kinh tế – xã hội, làm thích ứng giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm thì cơ chế thị trường cũng có những điểm hạn chế. Cụ thể:
- Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm.
- Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa nên trong quá trình hoạt động để đạt được lợi ích tối đa các doanh nghiệp có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được bảo đảm.
- Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến phân hóa giàu nghèo, phân phối thu nhập không công bằng, sự phân cực về của cải, có tác động xấu đến đạo đức và tình người.
- Nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết một cách thuần túy khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Cơ chế thị trường là gì? Đặc trưng của cơ chế thị trường” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp