Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường

Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Chúng ta thấy rằng, trong thị trường luôn tồn tại đa dạng các chủ thể kinh tế như: chủ thể là nhà nước, chủ thể là tư nhân, là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, là doanh nghiệp liên doanh liên kết. Bởi vì đây được xem là điều tất yếu đối với kinh tế thị trường. Góp phần quan trọng tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế vận động và phát triển.

Ví dụ: Trong lĩnh vực ngân hàng thì có ngân hàng nhà nước như: ngân hàng Agribank, ngân hàng Vietinbank ; có các ngân hàng liên doanh Sacombank, techcombank; có các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là CitiBank , ShinhanBankSự đa dạng này là tất yếu trong xây dựng lên một môi trường cạnh tranh thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển, đồng thời sự đa dạng của các chủ thể kinh tế chính là biểu hiện của nhiều hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu vốn nước ngoài. Rất đa dạng các chủ thể kinh tế nhưng trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế này đều phải bình đẳng trước pháp luật và đều chịu sự tác động khách quan của các quy luật thị trường.

Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận, công cụ cơ bản là giá cả.

Đặc trưng thứ hai của thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường phần như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học Công nghệCác loại thị trường này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chính các yếu tố thị trường quyết định việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua các thị trường bộ phận đó.

ví dụ như nguồn lực vốn chẳng hạn khi xảy ra dịch bệnh covid toàn cầu kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn thị trường lao động khủng hoảng, số lượng người thất nghiệp nhiều, thị trường hàng hóa và dịch vụ đình trệ, sức mua giảm. Do vậy dưới sự tácđộng của suy thoái thị trường các chủ thể sẽ có xu hướng dịch chuyển

nguồn lực vốn đầu tư sang các nước khu vực an toàn hơn như Việt Nam chẳng hạn. Rõ ràng , thị trường đóng vai trò quyết định tới sự phân bổ nguồn lực xã hội.

Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môitrường vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.

Quy luật thị trường đóng vai trò quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Điển hình là quy luật giá trị quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu. Chính các quy luật này đã giúp cho hình thành các mức giá cả thị trường đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển.

Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế – xã hội.

Các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Suy cho cùng động lực chính là vì lợi ích kinh tế xã hội, chủ thể là doanh nghiệp tư nhân các hộ kinh doanh cá thể phải đặt mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế để duy trì và phát triển. Đối với các chủ thể là nhà nước khi tham gia kinh tế trường có thể vì lợi ích kinh tế, song phải đảm bảo cả các lợi ích xã hội nữa.

Ví dụ như các dự án đầu tư công điện, đường, trường, trạm, nhà nước vừa phải hướng tới mục tiêu kinh tế nhưng vừa phải cân đối phù hợp với thu nhập của mọi thành phần nhân dân.

Thứ năm, nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh tế, vừa khắc phục những nhược điểm của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, bảo đảm sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

Đặc trưng này nhấn mạnh vai trò quản lý điều tiết của nhà nước đối với kinh tế thị trường. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều sử dụng mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, tức là nền kinh tế vừa vận động theo cơ chế thị trường, vừa có sự quản lý điều tiết nhiều nước để thúc đẩy kinh tế ổn định và giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.

Bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa càng được mở rộng phạm vi và quy mô thì càng