Tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ? là câu hỏi chung mà các tân sinh viên thường hay thắc mắc khi vừa rời trường THPT để đến với giảng đường Đại học. tỏng bài viết này VnDoc sẽ giúp bạn có những kiến thức đầy đủ nhất về tín chỉ, học phí cho một tín chỉ, ….
1. Học theo tín chỉ là gì?
Đào tạo theo tín chỉ là ở đó người học chỉ cần hoàn thành một số lượng môn học nhất định nhằm tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo đó. Người học được chủ động sắp xếp lịch học bằng cách đăng ký các môn học theo trật tự quy định.
Bạn đang xem: Tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Nếu giỏi và chăm, sinh viên có thể đẩy nhanh tiến độ học tập, có khi chỉ 3,5 năm đã tốt nghiệp. Những sinh viên năng lực hạn chế hoặc muốn thong thả vừa học vừa làm, có thể 6-7 năm mới ra trường.
2. Tín chỉ là gì?
Tín chỉ là được coi là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ được quy định tương đương 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận, bằng đúng 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc là bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hoặc là khoá luận tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được một tín chỉ thì phải phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.
Hiện nay có khoảng hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học. Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quan thuộc Đại học Washington. Trong buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Khoa học Công nghệ Hoa Trung, Vũ Hán mùa hè năm 1995, học giả James Quan trình bày cách hiểu của ông về tín chỉ như sau: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp; thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…; đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần.
Ở Việt Nam, tín chỉ đại học hiện nay là một đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì một tín chỉ được tính bằng 30 tiết học thực hành với các hoạt động như thí nghiệm hoặc thảo luận, 15 tiết học lý thuyết, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở, hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, đồ án, bài tập lớn hoặc khóa luận tốt nghiệp.
3. Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ GD&ĐT
Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy tại các trường đại học: phương thức học theo tín chỉ và phương thức học theo niên chế.
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.
Hiện tại đa phần các trường hiện nay thay đổi theo xu hướng đào tạo theo tín chỉ, lấy người học làm trung tâm.
Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà học sinh được đăng kí trong 1 kì học như sau:
Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa cho mỗi học kỳ chính do từng chương trình quy định nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25, mỗi học kỳ hè không vượt quá 12.
- Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
- Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
- Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
4. Phải đăng ký bao nhiêu tín chỉ tại các trường cao đẳng & đại học chính quy
Không có bất kì một quy định nào của Bộ GD&ĐT về việc 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ cho mỗi sinh viên, nhưng theo khối lượng kiến thức và trương trình học của các trường thì trung bình sinh viên 1 năm đại học đăng ký 30 tín chỉ cho mỗi kỳ học.
Không những thế, trong mỗi năm học, sẽ có thêm 1 kỳ học hè để sinh viên có thể học vợt tín chỉ hoặc học lại nếu có thành tích không tốt.
Việc sinh viên đăng ký tín chỉ vào kì nghỉ hè cũng không bắt buộc như ở số trường. Ví dụ trường Đại học Tài Chính Marketing thì các bạn sinh viên có thể đăng ký tối đa là 5 môn, tối đa 14 tín chỉ, đối với những mốn năng khiếu hoặc thể chất thì chỉ 1 tín mà thôi. Các chính như chuyên ngành hoặc là đại cương thì có thể đăng ký từ 2 tín chỉ trở lên. Thông thường đối với kì học hè thì sẽ học 2 buổi/tuần.
Mặt khác, ở một số trường khác, ở đây là Đại học Công Nghiệp lại chỉ cho sinh viên đăng ký tối đa là 12 tín chỉ. Ở một số ngôi truowngd khác sẽ học theo niên chế giống với quy định của Bộ GD&ĐT.
Vậy còn câu hỏi: 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ? Theo như thực tế thì việc lựa chọn tín chỉ sẽ tùy vào khả năng cũng như năng lực tiếp thu của mỗi sinh viên để có thể sắp xếp thời gian phì hợp với mỗi người. Để các bạn có thể hiểu rõ ràng hơn về việc đăng ký bao nhiêu tín chỉ cho hợp lý thì: Một ngày bạn có thể học tối đa 18 tiết, được chia đều vào 3 buổi sáng, chiều và tối. Theo như tính toán thì trong một năm đại học thì bạn có thể đăng ký được tối đa là 84 tín chỉ, nếu tính cả học hè.
5. Cách tính điểm theo hình thức tín chỉ ở đại học chuẩn nhất
Cách tính điểm theo hình thức tín chỉ ở đại học được áp dụng theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.
Để đánh giá điểm học phần, Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:
Đánh giá điểm thành phần theo thang điểm 10
Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10 và sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.
Đối với mỗi một học phần, thông thường sinh viên sẽ được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần và tối đa là ba điểm thành phần: điểm chuyên cần, điểm bài tập nhóm/bài tập cá nhân/ bài giữa kỳ và điểm bài thi cuối học kỳ. Đối với những học phần có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 02 thì có thể chỉ có 1 – 2 điểm đánh giá. Các điểm thành phần này sẽ được đánh giá theo thang điểm 10.
Đối với phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá, trọng số thì thường được quy định trong đề cương chi tiết của các học phần.
Cách tính và quy đổi điểm học phần
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
- A: từ 8,5 đến 10,0;
- B: từ 7,0 đến 8,4;
- C: từ 5,5 đến 6,9;
- D: từ 4,0 đến 5,4;
- F: dưới 4,0.
Xem thêm : Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Định luật phản xạ ánh sáng
Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức mà chỉ yêu cầu Đạt/Không đạt (VD: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng) thì yêu cầu từ 5,0 trở lên.
Như vậy, để áp dụng cách quy đổi điểm trung bình của sinh viên theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10 trước, sau đó sẽ xếp loại học phần theo điểm chữ và quy đổi tương ứng ra thang điểm 4. Từ đó, sinh viên có thể tính ra được điểm trung bình của học kỳ, của năm theo thang điểm 4.
Vậy, cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4 được tính như thế nào?
Cách tính điểm trung bình tích lũy hệ 4
Ví dụ bảng điểm sau:
Môn họcSố tín chỉĐiểm hệ 4TínhMôn học 1333×3=9Môn học 2444×4=16Môn học 3232×3=6Tổng9 TC31
Như vậy, điểm trung bình tích lũy: 31/9 = 3.4
Điểm trung bình tích lũy là: Các học kỳ tiếp theo tính tổng điểm nhân với số tín chỉ từng môn đem chia cho tổng số tín chỉ.
Cách tính điểm học phần
Quy chế thang điểm và tính điểm được mỗi trường Đại học quy định một cách khác nhau. Dưới đây là một ví dụ về cách tính điểm học phần được áp dụng ở một số trường đại học, cao đẳng.
Điểm học phần = Điểm chuyên cần x 10% + Điểm bài tập nhóm x 30% + Điểm bài thi cuối kỳ x 60%
VD: Điểm chuyên cần là 10, điểm bài tập nhóm là 8, điểm bài thi cuối kỳ là 8, vậy em được bao nhiêu điểm học phần môn đó? Điểm học phần = 10 x 0,1 + 8 x 0,3 + 8 x 0,6 = 8,2.
Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ
Khi sinh viên hoàn thành xong các tín chỉ mình đăng ký đủ theo số lượng, bộ phận công tác sinh viên của các trường Đại học sẽ tính điểm tốt nghiệp trung bình năm học hoặc trung bình điểm mà sinh viên tích lũy theo các kỳ và quy thành hệ 4.
Ví dụ:
- Điểm tích lũy trung bình năm nhất là 3.2
- Điểm tích lũy trung bình năm 2 là 3.4
- Điểm tích lũy trung bình năm 3 là 3.8
- Điểm tích lũy trung bình năm 4 là 3.5.
Như vậy, điểm tốt nghiệp đại học = (3.2 + 3.4 + 3.8 + 3.5) : 4 = 3.4
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10
Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm học phần của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4
Để có thể tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ sẽ được quy đổi sang điểm số như sau:
- A tương ứng với 4.0
- B+ tương ứng với 3.5
- B tương ứng với 3.0
- C+ tương ứng với 2.5
- C tương ứng với 2.0
- D+ tương ứng với 1.5
- D tương ứng với 1.0
- F tương ứng với 0
Hạng tốt nghiệp của sinh viên sẽ được xác theo điểm trung bình tích lũy như sau:
- Từ 3.6 đến 4.0: Loại xuất sắc
- Từ 3.2 đến 2.59: Loại giỏi
- Từ 2.5 đến 3.19: Loại khá
- Từ 2.0 đến 2.49: Loại trung bình
Như vậy, cách tính điểm và học lực theo tín chỉ ở bậc đại học được tính theo các cách trên đây. Tùy theo trường đại học, cao đẳng đào tạo mà sẽ có một số quy định khác nhau về phương thức, cách tính, quy định về điểm số, bạn cần đọc kỹ các thông báo, quy định của trường Đại học, Cao đẳng mà mình đang theo học để có cách quy đổi, xác định điểm và học lực chính xác nhất.
6. 1 tín chỉ bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Học 1 tín chỉ bao nhiêu tiền? được khá nhiều sinh viên quan tâm đến. Vấn đề này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau giữa mỗi trường đào tạo cũng như ngành nghề mà các sinh viên theo học.
Ví dụ cụ thể cho thấy:
Xem thêm : Cách tính diện tích, chu vi hình tam giác – công thức cần biết
– Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung mức học phí tín chỉ giữa các ngành là không đồng đều như nhau:
Khối ngành Kỹ thuật sẽ có mức học phí tương ứng 327.000 VNĐ/ tín chỉ;
Khối ngành Kinh tế: 270.000 VNĐ/ 1 tín chỉ;
– Đại học Khoa học – Đại học Huế
Đối với khối Khoa học Xã hội: 265.000 VNĐ/ tín chỉ
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ: mức học phí có cao hơn 320.000 VNĐ/ tín chỉ
– Trường Đại học Hà Nội
Mức học phí giao động giữa mỗi nhóm ngành là không giống nhau, cụ thể:
Những môn học cơ sở, chuyên ngành, thực tập hay khóa luận của những ngành đào tạo tiếng Anh: 650.000 VNĐ/ tín chỉ.
Những môn học còn lại sẽ có mức học phí: 480.000 VNĐ/ tín chỉ.
Bởi vậy, để giải đáp chính xác 1 tín chỉ bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào việc các thí sinh sẽ lựa chọn được trường đào tạo hay ngành đào tạo tương ứng nào. Theo đó, các thí sinh hãy cân nhắc kỹ lưỡng mọi điều để lựa chọn được ngành học phù hợp với năng lực với bản thân.
Trung bình 1 tín chỉ sẽ nằm trong khoảng từ 200.000 đến 600.000 1 tín chỉ.
7. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
Ngày này thì có tới 2 phương pháp giảng dạy tại các trường đại học chính quy, đó là học theo niên chế và học theo tín chỉ.
Phương pháp đào tạo theo niên chế chính là phương pháo đào tại theo các học kỳ, các chương trình đào tạo của các nhành được quy định sẽ đào trọng trong một thời gian nhất định.
Phương pháp đào tạo theo tín chỉ thì không được tổ chức theo các học kỳ, mỗi năm học, trường cóc thể tố chức đào tạo từ 2 cho đến 3 học kỳ, các trương trình đào tạo của một ngành học sẽ không được tính theo đơn vị là năm, mà sẽ tính theo sự tích lũy khối lượng kiến thức của từng sinh viên, sinh viên có mức khối lượng kiến thức được tích lũy đủ theo tín chỉ quy đinh theo mỗi ngành học sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học ở ngành đó và ra trường.
Ngày nay, đa phần những trường đại học đều thay đổi theo các xu hướng đào tạo có lợi như tín chỉ, lấy sinh viên làm mục tiêu phát triển.
Theo bộ luật bạn hành chuẩn của Bộ GD&ĐT thì lượng kiến thức tối thiểu của sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học là:
Đăng ký tối đa 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, những sinh viên chưa đạt xếp hạng học lực (không áp dụng cho sinh viên năm cuối).
Đối với sinh viên học lực bình thường, được đăng ký 14 tín chỉ mỗi kỳ (trừ học kỳ cuối mỗi khóa).
Không có quy định nào về khối lượng tín chỉ học tập tối thiểu đối với những sinh viên đăng ký học kỳ phụ
8. Vậy sinh viên có nên đăng ký tín chỉ học hè?
Rất nhiều sinh viên thắc mắc “có nên đăng kí học hè hay không?”. Vậy VnDoc.com cũng xin giải đáp luôn. Các trường đại học không có quy định nào về việc bắt buộc sinh viên phải đăng ký học vào kỳ nghỉ hè. Nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể đăng ký để rút ngắn thời gian học tập tại trường và ra trường sớm hơn kỳ hạn.
Nhưng cũng có nhiều người cho rằng, việc học hè là không đúng, bởi nó sẽ làm thui chột khoảng thời gian thanh xuân đẹp đẽ, giảm đi thời gian để trải nghiệm cuộc sống của những bạn sinh viên. Nghỉ hè là thời gian lý tưởng để có thể làm thêm, bươn trải sự đời, đi giao lưu cũng như tình nguyện để có thêm những kỹ năng mềm phục vụ cho cuộc sống sau này. Theo bạn thì nên làm thế nào mới thực sự là tốt nhất?
Thắc mắc có nên đăng ký tín chỉ học hè hay không là một lựa chọn cá nhân của chính bạn, không ai có thể ngăn bạn trải nghiệm và thận hưởng quãng thời gian này, cũng không ai có thể cản bạn học tập chăm chỉ vào mỗi kì nghỉ hè. Chỉ có chính bạn mới trả lời được câu hỏi này mà thôi.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được tín chỉ là gì rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa.
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm và đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp