Đại sứ là gì? Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì? Quy định về chức danh đại sứ?

1. Đại sứ là gì?

Chúng ta thường hay nhắc đến nhiều thuật ngữ đại sứ thương hiệu, đại sứ quốc gia hoặc cho một tổ chức nào, nhưng chắc hẳn ít ai biết được ý nghĩa, chức năng cũng như nhiệm vụ của đại sứ là gì?

Theo đó, đại sứ được hiểu là người đại diện cho một quốc gia để làm chức năng ngoại giao tại các nước khác trên thế giới. Theo cách hiểu đơn giản nhất thì đại sứ chính là người có thẩm quyền cao nhất của một chính phủ tại một quốc gia khác, các nước thường chi phép địa sứ quản lý một khu vực nhất định nào đó và được gọi với tên gọi là Đại sứ quán. Với những nơi thuộc khu vực quản lý của Đại sứ quán thì bất kỳ cơ quan hay đơn vị của quốc gia này hay quốc gia khác, hay người dân thông thường sẽ không được phép xâm nhập vào trừ khi được sự cho phép của người đứng đầu. Các nhân viên ngoại giao và thậm chí là cá các phương tiện giao thông thông thường được nước sở tại miễn trừ ngoại giao.

Ngoài ra, từ đại sứ không chỉ sử dụng cho ý nghĩa đại diện cho quốc gia mà còn là người địa diện cho thương hiệu, nhãn hàng dịch vụ, sản phẩm nào đó để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với nhau.

Thông thường người giữ nhiệm vụ làm đại sứ sẽ là những người tài giỏi, có năng lực, hoặc có sức ảnh hưởng đối với công chúng, được nhiều người biết đến và quan tâm cuộc sống hằng ngày. Thật đơn giản để chúng ta có thể nhìn thấy những diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ làm đại sứ thương hiệu để quảng bá sản phẩm như thực phậm chức năng, mỹ phẩm, lương thực thực phẩm, hàng thiết yếu…

Đại sứ được dịch sang tiếng Anh như sau: Ambassador

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền: Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary

Chức danh đại sứ: Ambassador title

2. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là gì?

Trong đại sứ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ sẽ có những chức danh đại sứ khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ, vai trò được giao. Và đại sứ đặc mệnh chính là người có toàn quyền quản lý, thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan trong ai trò làm đại sứ tại quốc gia đó. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia sẽ do cơ quan đại sứ đặc mệnh toàn quyền trao đổi và làm việc với cơ quan ngoại giao tại nước đó để thiết lập nên mối quan hệ hữu nghị, thân thiết. Các vấn đề liên quan đến hoạt động ngoại giao sẽ đều do cơ quan

Chỉ có Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có đủ thẩm quyền để đề cử và ủy nhiệm bằng thư để nguyên thủ các quốc gia tiếp nhận đến làm việc và thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định chung của luật quốc tế. Theo quy định tại nước ta thì Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là người được bổ nhiệm bên cạnh với nguyên thủ quốc gia. Thông thường người mang quân hàm đại sứ sẽ có chức năng và nhiệm vụ ngoại giao, như đại diện cho Chính phủ Việt Nam làm việc với cơ quan ngoại giao tại nước sở tại, là đại sứ có toàn quyền quyết định đến vấn đề ngoại giao của hai nước trong phạm vi vai trò, nhiệm vụ của mình và được ghi nhân trong tập quán pháp quốc tế và được khẳng định trong Công ước Vieenc năm 1961 về quan hệ ngoại giao của các quốc gia.

Hiện nay, giúp việc cho cơ quan đại sứ sẽ có các Tham tán, Bí thư, Tùy viên, công nhân viên hành chính và một số tùy viên chuyên trách theo từng lĩnh vực, ngành như văn hóa, giáo dục, y tế, lao động…

3. Quy định về chức danh đại sứ:

Một, điều kiện để được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền:

Chính phủ nước ta đã ban hành văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cụ thể tại điều 12 của Nghị định 104/2018/NĐ-Cp quy định trong trường hợp quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được xem xét bổ nhiệm căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân theo quy định tại Nghị định này. Cụ thể:

  • Đối với địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt là thuộc một trong những địa bàn sau đây: Quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á; Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.
  • Năng lực, uy tín cá nhân: Đây được xem là một trong những điều kiện để được xem xét bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Người được bổ nhiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Một cá nhân trở thành đại sứ cần phải là người có hiểu biết sâu rộng về tình hình chính trị, quan hệ ngoại giao với các nước khác, biết được luật quốc tế, các hiệp ước ký kết chung, chính vì vậy phải là người có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

+ Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại. Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ ngoại giao các nước vô cùng quan trọng và cần thiết, người có kinh nghiệm giải quyết sẽ lựa chọn được những hướng xử lý kịp thời nhưng vẫn đảm bảo được mối quan hệ ngoại giao hữu nghị, hòa bình với các nước xung quanh, tránh gây ra những lỗi lầm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.

Hai, nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt:

Nguyên tắc bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động ngoại giao. Để có thể bổ nhiệm được một người có năng lực và đạo đức vào đảm nhiệm vai trò của đại sứ cần phải đảm bảo trong quá trình bổ nhiệm cũng như lựa chọn được người phù hợp nhất. Theo đó, nguyên tắc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền sẽ gồm như sau:

  • Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định. Không được xảy ra trường hợp gian lận, đưa người quen không đủ năng lực vào danh sách bổ nhiệm, phải mang tính công khai để những cơ quan có chức năng quản lý và giám sát công khai.
  • Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra tại Nghị định cũng quy định chi tiết nhiệm vụ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền sẽ có những yêu cầu đối ngoại như sau:

– Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

– Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Ví dụ: Việt Nam và Nhật Bản là hai nước nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc các cấp, đặc biệt tăng cường hợp tác hai Bộ ngoại giao, nâng cao hiệu quả các cơ quan đối thoại và phối hợp chặt chẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực hợp tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam và thúc đẩy hợp tác ODA, thương mại, đầu tư trong thời gian tới.

4. Chức danh đại sứ có từ bao giờ:

Hoạt động ngoại giao được xem là hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia. Mọi vấn đề phát sinh trong kkhu vực hay thế giới đều sẽ phải do một cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm đảm bảo những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia luôn đảm bảo hòa bình, bình đẳng và hữu nghị.

Trước kia, khi thế giới mới được thiết lập hệ thống chính trị hiện đại thì chưa thật sự có một ngạch ngoại giao nào. Những việc liên quan đến vấn đề ngoại giao đều sẽ giao cho sứ giả đảm nhiệm và đến trực tiếp quốc gia khác đề đưa ra những chính sách cũng như bàn về vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa… với nhau. Các sứ thần sẽ do Nhà vua đề cử thuộc một trong số những doanh nhân, đại thương nhân, quan lại kinh tế cua Triều đình để mang những thông điệp cũng như quan điểm, hay yêu cầu đối với quốc gia khác. Thông thường những người này đảm nhiệm những chức vụ cao trong hệ thống bộ máy chính trị, hoặc là những thương nhân giàu có nhất, quý tộc…

Sau đó, trải qua nhiều thời gian cũng như giai đoạn lịch sử khác nhau thì người đứng đầu các phái đoàn ngoại giao đã có những cái tên khác nhau để thay thế như Nhà thuyết khách, sứ thần…

Mãi đến khi những quan hệ ngoại giao này được mở rộng, các quốc gia dần dần thiết lập những mối quan hệ dựa trên những hiệp ước, điều ước quốc tế, tham gia vào những tổ chức, hiệp hội khu vực, thế giới thì xuất hiện những cơ quan đại diện ngoại giao thường trú xuất hiện, chức danh đại diện, đại sứ đã xuất hiện với những tên gọi khác nhau để thay thế như: Đại diện ngoại giao, đại sứ toàn quyền, đại sứ đặc mệnh, đại sứ đặc mệnh toàn quyền…

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

  • Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;