1. Áp dụng tương tự pháp luật là gì?
Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó.
Với cách hiểu này, ta thấy, áp dụng pháp luật tương tự vừa mang các đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung vừa có những đặc điểm riêng làm cho nó khác với các trường hợp áp dụng pháp luật khác. Nếu như áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật tương tự lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó. Vì thế, áp dụng pháp luật tương tự chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tuỳ tiện của người áp dụng.
Bạn đang xem: Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
Áp dụng tương tự pháp luật là áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự trong trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng.
Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
Áp dụng pháp luật tương tự trong tiếng Anh là Similar laws apply.
Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động rất cần thiết trong cuộc sống nhằm khắc phục tất cả các chỗ trống của pháp luật, để điều chỉnh cụ thể đối với tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật nhưng lại chưa có pháp luật để điều chỉnh, bất kể đó là trường hợp chưa có nhu cầu điều chỉnh khi ban hành pháp luật (tức là khi đó quan hệ xã hội chưa xuất hiện) hay trường hợp cần được điều chỉnh nhưng những người ban hành pháp luật chưa nhận thức ra được hay quan hệ xã hội đó chỉ là ngoại lệ, bất thường, chỉ xảy ra một vài lần trong cuộc sống.
Nó cần thiết không chỉ cho riêng một quốc gia nào vì với điều kiện phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội thì khó có hệ thống pháp luật của quốc gia nào đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, kể cả khi có trình độ phát triển tương đối cao. Bên cạnh tác dụng trên, áp dụng pháp luật tương tự còn có tác dụng khác nữa là tạo điều kiện tích lũy kinh nghiệm giải quyết các vụ việc thực tế cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, đồng thời trên cơ sở đó có thể đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
2. Vì sao phải áp dụng tương tự pháp luật:
Trong quá trình xây dựng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền thường cố gắng dự kiến đến mức tối đa các trường hợp điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống để kịp thời điều chỉnh. Song trong thực tế vẫn có những vụ việc pháp lý xảy ra cần phải giải quyết nhưng lại không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó.
Vì vậy, các chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.
Sở dĩ có tình trạng đó là vì những lý do sau:
– Do đời sống xã hội quá phức tạp mà khả năng nhận thức của con người chỉ có hạn nên không thể nhận thức được hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế;
Xem thêm : Cách khắc phục Zalo không nhận được cuộc gọi nhanh nhất
– Do các quan hệ xã hội phát triển quá nhanh, khi xây dựng pháp luật nó chưa xuất hiện nên các nhà làm luật không dự kiến việc điều chỉnh nó;
– Có trường hợp quan hệ đó chỉ là ngoại lệ nên không cần ban hành một văn bản riêng để điều chỉnh…
3. Các hình thức áp dụng pháp luật tương tự:
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật:
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Ví dụ: Giảng viên áp dụng quy phạm pháp luật quy định về xử lý sinh viên làm bài thi hộ nhau để xử lý những sinh viên làm bài kiểm tra hộ nhau.
– Điều kiện để áp dụng tương tự quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý cửa vụ việc, vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy và phải xác định được một cách cụ thể quy phạm đó nằm trong điều, khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào.
Áp dụng tương tự pháp luật
Là một hình thức áp dụng pháp luật tương tự, có thể hiểu: Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật và ý thức pháp luật.
– Điều kiện để áp dụng tương tự pháp luật bao gồm:
Xem thêm : Nghỉ ngang có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc, vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Việc áp dụng tương tự pháp luật đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người áp dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của người áp dụng, vì vậy, nó chỉ được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện thứ nhất tương tự như của hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, tức là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết. Còn điều kiện thứ hai thì khác, cụ thể là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó (bởi vì nếu có thì đương nhiên phải áp dụng pháp luật) và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy (vì nếu có thì phải áp dụng tương tự quy phạm pháp luật).
Nói chung, sự phân định thành hai hình thức áp dụng pháp luật tương tự như trên dường như chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận và chỉ được đề cập đến trong khoa học pháp lý, còn trong pháp luật thực định của nước ta thì không có sự phân định này. Cụ thể, trong pháp luật dân sự Việt Nam, hai cụm từ “áp dụng quy định tương tự của pháp luật” và “áp dụng tương tự pháp luật” được dùng đồng nghĩa với nhau. Điều này được thể hiện rõ trong việc đặt tên hai điều luật đề cập đến vấn đề này trong hai bộ luật dân sự của nước ta. Cụ thể, Điều 14 Bộ luật dân sự năm 1996 được đặt tên là “Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật”, còn Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005 lại được đặt tên là: “Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật” với nội dung như đã nêu.
Hai điều luật trên không chỉ quy định về việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật mà còn quy định về việc áp dụng tập quán trong quá trình giải quyết các vụ việc thực tế của các chủ thể có thẩm quyền. Theo các quy định này thì có thể thấy, khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể, các chủ thể có thẩm quyền chủ yếu áp dụng quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh đó, họ còn có thể áp dụng tập quán và áp dụng pháp luật tương tự. Tập quán nào được các chủ thể có thẩm quyền áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc thực tế thì sẽ trở thành tập quán pháp – một trong các hình thức cơ bản của pháp luật.
4. Bình luận việc áp dụng pháp luật tương tự:
Do phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự có những nét đặc thù, nên việc áp dụng luật dân sự cũng có những đặc trưng riêng. Theo nguyên lý chung, áp dụng luật dân sự là hoạt động của những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào những tình tiết cụ thể của những sự kiện thực tế, vào nội dung cam kết, thỏa thuận cụ thể của các bên (trong trường hợp có thỏa thuận) hoặc căn cứ vào tập quán để ra những quyết định phù hợp.
Quyết định đó có thể là: xác nhận cho một chủ thể nhất định có những quyền, nghĩa vụ dân sự nào đó và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, buộc một chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác đối với quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Trong pháp luật dân sự, việc áp dụng có những nét đặc thù riêng. Khoản 1 Điều 6 Bộ luật dân sự 2015 cho phép: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”.
Nghĩa là, việc áp dụng pháp luật dân sự vẫn được thực hiện ngay cả trong những trường hợp không có những quy định trực tiếp trong BLDS.
Trong trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, nhưng pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên quan để công nhận một quyền nào đó cho một chủ thể; xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng khi có tranh chấp; quyết định trách nhiệm dân sự đối với bên vi phạm…
Kết luận: Đối với cuộc sống biến hóa khôn lường như ngày nay thì áp dụng pháp luật tương tự là một việc làm mang tính cấp thiết. Sự ra đời của áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục chỗ trống của pháp luật, điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật,… Nó cần thiết không chỉ cho riêng một quốc gia nào vì với điều kiện phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội thì khó có hệ thống pháp luật của quốc gia nào đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, kể cả khi có trình độ phát triển tương đối cao.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp