Trung Quốc có diện tích lãnh thổ lớn thứ 3 thế giới với 9,6 triệu km2. Tuy nhiên gần ½ diện tích của đất nước này hầu như rất ít người sinh sống. 94% dân số trong tổng số hơn 1,4 tỉ người hiện đang sống ở phía đông, chiếm diện tích 43%. Và 6% dân số sống trên diện tích 57% còn lại ở phía tây (khoảng 5,5 triệu km2).
Theo trang britannica.com, mật độ dân số thay đổi đáng kể, với sự tương phản lớn nhất xảy ra giữa phía đông của Trung Quốc với các vùng đất phía tây, tây bắc bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Thanh Hải…
Bạn đang xem: Vì sao hơn 90% dân Trung Quốc sinh sống ở phía đông?
Trong khi đó ở bờ đông, mật độ dân số cao đặc biệt tại đồng bằng Trường Giang (Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang), đồng bằng Châu Giang (Quảng Đông) và đồng bằng Thành Đô của lưu vực phía tây Tứ Xuyên. Hầu hết các khu vực có mật độ dân cư cao nằm liền kề với các đồng bằng phù sa nơi tập trung nền nông nghiệp thâm canh.
Ngược lại, các khu vực phía tây và biên giới bị cô lập, lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào, lại có dân cư thưa thớt với mật độ 15 người/km2. Các khu vực rộng lớn hiếm người ở bao gồm phần phía bắc của Tây Tạng, các vùng đất ở trung tâm lưu vực Tarim, Tân Cương, sa mạc và núi cằn cỗi ở phía đông Lop Nur…
Vào những năm 1950, chính phủ Trung Quốc ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các vùng biên giới đã khởi xướng việc thu hút các cựu quân nhân và trí thức trẻ đến định cư ở đó.
Đường sắt và đường cao tốc mới được xây dựng để đi qua vùng đất hoang. Điều này đã thúc đẩy sự gia tăng dân số và sự phát triển của một số thị trấn khai thác mỏ, công nghiệp nhỏ.
Xem thêm : Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
Những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy di cư có kế hoạch vào các vùng nội địa và biên giới đã mang lại kết quả đáng chú ý. Mặc dù không rõ tổng số người từng tham gia vào các cuộc di cư như vậy, nhưng người ta ước tính rằng vào năm 1980, từ một phần tư đến một phần ba dân số của các khu vực và tỉnh thành như Nội Mông, Tân Cương, Hắc Long Giang và Thanh Hải đã nâng tỷ lệ người Hán lên khoảng 2/5 trên tổng số dân.
Tuy nhiên, những cải cách kinh tế bắt đầu vào cuối những năm 1970 đã tạo ra một làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị và từ tây sang đông, đảo ngược xu hướng của ba thập kỷ trước. Điều này làm trầm trọng thêm sự phân bổ dân số không đồng đều của đất nước, mang lại dòng người khổng lồ đến các khu vực đô thị của các tỉnh phía đông và tiếp tục làm cạn kiệt dân số ở khu vực phía tây.
Kể từ cuối những năm 1970, Trung Quốc tăng cường đáng kể sự tương tác với nền kinh tế thế giới và nước này dần trở thành một trong những quốc gia thống trị thương mại toàn cầu. Cả ngoại thương và tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của Trung Quốc đều tăng trưởng nhanh và bền vững, đặc biệt kể từ khi các công ty nước ngoài bắt đầu sử dụng Trung Quốc làm nền tảng xuất khẩu cho hàng hóa sản xuất ở đó gọi là “đặc khu kinh tế”.
Năm 2010 Trung Quốc vượt tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản (GDP) và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Điều kiện địa lý thuận lợi ở bờ đông
Phía đông Trung Quốc vừa giáp biển, vừa có những đồng bằng rộng lớn, khí hậu ấm áp, lượng mưa lớn, điều kiện vô cùng tốt để trồng trọt.
Trong khi đó vùng phía tây thì khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Dãy Himalaya phủ bóng lên cao nguyên Tây Tạng và sa mạc Gobi, ngăn chặn khu vực này nhận lượng mưa cần thiết hình thành từ Ấn Độ Dương. Hai nơi này là một trong những nơi khô hạn nhất trên trái đất. Do vậy nông nghiệp không thể phát triển.
Điều kiện khí hậu khiến miền tây hình thành 2 sa mạc khổng lồ là Gobi và Taklamakan. Nhiệt độ vào mùa đông giảm xuống -40 độ C, trong khi mùa hè lên đến 45 độ C. Người dân sống ở vùng này chủ yêu là dân du mục.
Xem thêm : Quân đội nhân dân Việt Nam
Ba khu vực giàu có nhất nằm dọc theo bờ biển phía đông nam, tập trung ở châu thổ Châu Giang, trung tâm là hạ lưu Trường Giang và khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Liêu Ninh. Nhất là những khu vực này có thêm 2 con sông nổi tiếng là Hoàng Hà và Trường Giang thuộc hàng lớn nhất hành tinh.
Chính sự phát triển nhanh chóng của những khu vực này đang có tác động đáng kể nhất đối với toàn bộ nền kinh tế khu vực châu Á. Các chính sách của chính phủ Trung Quốc được thiết kế để loại bỏ những trở ngại giúp tăng trưởng ở những khu vực giàu có này.
Vùng đất phía tây giữ vai trò quan trọng
Cao nguyên Tây Tạng dù chỉ có dân số 4 triệu người nhưng giữ vai trò quan trọng, nơi có hàng ngàn con sông băng, với trữ lượng nước ngọt lớn thứ 3 thế giới. Cao nguyên Tây Tạng không chỉ quan trọng với Trung Quốc mà còn cả châu Á khi không ít con sông lớn bắt nguồn từ đây trong đó có 2 con sông Hoàng Hà và Trường Giang. Sông Mê Kông tạo nên đồng bằng màu mỡ ở Việt Nam cũng xuất phát từ Tây Tạng.
Nắm giữ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc giữ nguồn nước của hàng tỉ người.
Phía tây còn tạo nên lớp “giáp” bảo vệ vững chắc Bắc Kinh và các thành phố thịnh vượng phía đông. Ngoài ra phía tây còn có Con đường tơ lụa, hàng ngàn năm qua là hành lang giao thương quan trọng giữa khu vực phía đông giàu có của Trung Quốc với các xứ Ả Rập.
Vùng lãnh thổ phía tây có trữ lượng dầu khí lớn. Chỉ riêng Tân Cương đã có trữ lượng dầu mỏ cực lớn và là khu vực sản xuất khí thiên nhiên nhiều nhất Trung Quốc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp