Cảm cúm có nên gội đầu không là câu hỏi được nhiều người bệnh cảm cúm quan tâm. Cùng tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây.
1. Cảm cúm là gì?
Cảm cúm còn gọi là bệnh cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh thường bắt đầu bất ngờ và kéo dài từ 7 – 10 ngày thì khỏi hẳn. Ai cũng có thể mắc cúm, tuy nhiên với người già và trẻ nhỏ hay người có hệ miễn dịch kém thì bệnh cúm có thể chuyển biến nặng thậm chí có thể gây tử vong.
Bạn đang xem: Người bệnh quan tâm: Cảm cúm có nên gội đầu không?
Bệnh cảm cúm nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày. Bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị cảm cúm để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin), siro ho, xịt rửa mũi, xịt họng. Tuy nhiên cần tránh dùng aspirin.
Với tình trạng cảm cúm nặng xuất hiện các triệu chứng sốt cao khó hạ, thở gấp, đau ngực, ho có đờm dính máu,.. người bệnh cần khám bác sĩ và tuân thủ điều trị.
Xem thêm : Cây tam thất – Thảo dược thiên nhiên sử dụng như thế nào?
Ngoài ra, để nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu từ cảm cúm, người bệnh nên kết hợp cả uống thuốc và lối sinh hoạt khoa học nhằm hạn chế triệu chứng nặng hơn như: uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, dịch nhầy, súc miệng với nước muối sinh lý hằng ngày để giảm đau họng, xịt rửa mũi để thông thoáng đường thở, ngưng hút thuốc lá, nghỉ ngơi nhiều…
2. Cảm cúm có gội đầu được không?
Gội đầu giúp mái tóc sạch, bóng khỏe và có tác dụng thư giãn rất tốt. Nhưng bị cảm cúm có nên gội đầu không? Khi đang bị cảm cúm, sức đề kháng của người bệnh đang kém do đó không nên gội đầu bằng nước lạnh. Nếu gội đầu có thể gây ra những tổn thương không hề nhỏ nhất là khi cảm cúm đi kèm với đau đầu, việc gọi đầu sẽ làm tăng cơn đau lên gấp nhiều lần. Gội đầu bằng nước lạnh có thể khiến người bệnh nhiễm chứng phong hàn.
Nếu người bệnh sốt không quá cao thì có thể gội đầu nhanh bằng nước ấm rồi sấy khô ngay, tránh để đầu ướt quá lâu, nước trên tóc có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nên gội đầu và sấy tóc ở nơi kín gió.
>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] bị cảm cúm có nên tắm không?
3. Những thời điểm không nên gội đầu để tránh ảnh hưởng sức khỏe
- Lúc sáng sớm: Nếu gội đầu lúc sáng sớm có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị nhức đầu, rụng tóc. Do khi vừa thức dậy, chức năng lưu thông máu còn chậm nếu gội đầu ngay sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt, cảm, sốt. Sáng sớm đã gội đầu dễ khiến cơ thể bị trúng gió, choáng váng, thậm chí đột quỵ vì nhiệt độ sáng sớm thường thấp.
- Khi quá đói hoặc quá no: Lúc quá no hoặc quá đói cũng là thời điểm không nên gội đầu vì dễ gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, đau dạ dày…
- Đêm khuya: Nếu gội đầu vào đêm khuya mà tóc còn chưa được sấy khô sẽ dễ khiến bị đau đầu, rối loạn tiền đình.
- Kỳ kinh nguyệt: Ở kỳ kinh nguyệt nếu chị em gội đầu sẽ khiến máu dồn vào vùng đầu nhiều hơn, làm quá trình lưu thông máu ở tử cung bị ảnh hưởng, giảm lượng máu kinh, không thể bài tiết sạch và gây đau bụng. Chân tóc cũng sẽ mở rộng nếu chị em gội đầu vào ngày đèn đỏ và cơ thể cũng vì thế mà dễ bị nhiễm lạnh hơn.
- Sau khi tập thể dục: Nhiều người có thói quen tắm gội sau khi tập thể dục nhưng để hạn chế nguy cơ bị cảm thì nên nghỉ ngơi để cơ thể quay về trạng thái bình thường, khô mồ hồi thì hãy tắm gội.
- Sau khi uống rượu bia: Đây là thời điểm nên tránh tắm gội vi không tốt cho sức khoẻ nhất là với người mắc bệnh tim mạch hay cảm cúm.
4. Phòng ngừa bệnh cảm cúm
Xem thêm : 5 cuốn sách hay nên đọc trước tuổi 20, khi còn là sinh viên
Để phòng bệnh cảm cúm nên thực hiện những lưu ý sau:
- Tiêm phòng cúm mùa hằng năm.
- Cảm cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết chuyển mùa…nên cần tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể thao nâng cao thể lực, nghỉ ngơi hợp lý thì có thể phòng ngừa bệnh cảm cúm.
- Hàng ngày nên rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và loại bỏ virus, vi khuẩn có trong dịch nhầy ở mũi họng nếu có.
- Nên uống đủ nước để giúp cho việc trao đổi chất của cơ thể.
- Có thể chọn cách tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch bằng viên uống thảo dược có Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Viên uống sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Viên uống cũng có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn có đáp án cho thắc mắc “Cảm cúm có nên gội đầu không?“. Bị cảm cúm bạn cũng nên giữ vệ sinh thân thể để hạn chế vi khuẩn gây bệnh, nhưng cần chú ý nhiệt độ nước và nên tắm gội nhanh.
Bài viết liên quan:
- Người bị cảm cúm có nên xông lá không?
- [Giải đáp thắc mắc] cảm cúm có nên truyền nước không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp