Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả mới đúng phong thủy?

Video đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả là một thắc mắc phổ biến của nhiều người, đặc biệt với những bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong chuyện thờ cúng. Bài trí không đúng phong thủy có thể dẫn đến vận hạn xấu cho gia chủ. Vì vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất trong thứ tự sắp xếp bát hương và mâm ngũ quả nhé!

Giải đáp thắc mắc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả
Giải đáp thắc mắc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả

1. Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là một yếu tố rất quen thuộc trong việc cúng bái, ước nguyện của người Việt. Mâm này gồm 5 loại trái cây khác nhau thể hiện mong ước của gia chủ. Mâm ngũ quả phổ biến nhất gồm mãng cầu, đu đủ, sung, dừa, xoài. Ý nghĩa là cầu mong sung túc vừa đủ xài cho gia đình.

Mâm ngũ quả gồm những loại trái cây khác nhau thể hiện ước muốn của gia chủ
Mâm ngũ quả gồm những loại trái cây khác nhau thể hiện ước muốn của gia chủ

Con số 5 trong mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa là “Ngũ phúc lâm môn”, gồm trường thọ, phú quý, khang ninh (sức khỏe), hảo đức (tấm lòng hướng thiện) và thiện chung (an yên).

Ngoài ra, tùy vào từng miền mà các loại trái cây trong mâm ngũ quả cũng như ý nghĩa của chúng sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn như mâm ngũ quả miền Bắc thường chưng các loại trái cây đặc trưng như quả phật thủ, chuối, sung, quất với mong muốn ngũ phúc lâm môn. Mâm ngũ quả miền Trung thì đơn giản hơn, có thể nói là có gì cúng nấy, chủ yếu là bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, hy vọng về một năm bình an, ấm no. Miền Nam thì đặc trưng với các loại quả như mãng cầu, thơm, đu đủ,… hướng đến một năm sung túc, đủ đầy.

Trong bài trí, mâm ngũ quả sẽ được đặt cạnh bát hương tuy nhiên vị trí đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Nội dung tiếp theo Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp.

2. Bát hương và mâm ngũ quả theo yếu tố phong thủy

Theo phong thủy, các loại trái cây trong mâm ngũ quả cần đại diện cho 5 mệnh trong ngũ hành, gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chẳng hạn như nải chuối với màu xanh sẽ tượng trưng cho hành Mộc, quả bưởi màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, quả táo màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, quả mận (roi) màu trắng tượng trưng cho hành Kim và quả nho màu đen tượng trưng cho hành Thủy.

Cùng với đó, Ngũ quả còn ứng với sinh – tử luân hồi, đó là Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Sinh, thể hiện điều tích cực, khởi sắc, sinh sôi nảy nở cho gia chủ.

Cũng theo phong thủy, bát hương sẽ được đặt sau mâm ngũ quả để không khắc mệnh với gia chủ (nếu có) và sẽ mang đến bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình.

3. Nên đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

Bát hương sẽ được đặt ngay giữa, trung tâm bàn thờ, hội tụ tinh tú, hai bên là đèn dầu hoặc nến tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng. Còn về mâm ngũ quả, thường sẽ được đặt phía trước bát hương theo hướng người cúng bái nhìn về phía bàn thờ. Ngoài ra, vị trí đặt bát còn bị ảnh hưởng bởi kích thước bàn thờ to hay nhỏ. Hoặc với mỗi loại bàn thờ thì việc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả cũng có sự khác nhau.

3.1 Bàn thờ thần linh, gia tiên

Bàn thờ thờ thần linh, gia tiên là quan trọng nhất trong mỗi gia đình, thường có kích thước vừa phải. Trên bàn thờ này, mâm ngũ quả sẽ được đặt trước, bát hương đặt phía sau.

Bát hương đặt sau mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên
Bát hương đặt sau mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên

3.2 Bàn thờ đình, chùa, họ

Bàn thờ đình, chùa, họ thường có kích thước lớn, rộng rãi, dùng để thờ cúng trong cả một dòng họ, địa phương nên thường sẽ xếp bát hương phía trước và mâm ngũ quả phía sau để tiện lợi việc cắm hương (nhang) trong lúc thờ cúng.

Bát nhang ở bàn thờ đình, chùa… thường được đặt phía trước để tiện cắm nhang
Bát nhang ở bàn thờ đình, chùa… thường được đặt phía trước để tiện cắm nhang

3.3 Bàn thờ treo tường

Loại bàn thờ này thường được lựa chọn để tiết kiệm diện tích đối với không gian sống có phần nhỏ hẹp. Bàn thờ này có kích thước tương đối nhỏ, khó mà đặt bát hương và mâm ngũ quả trước sau, thay vào đó bạn có thể xếp bát hương ở phía sau còn mâm ngũ quả thì đặt chếch sang hai bên.

3.4 Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Thần Tài – Thổ Địa là hai vị thần quen thuộc trong văn hóa thờ cúng của người Việt, mang đến sự sung túc, may mắn cho gia chủ. Bàn thờ thường được đặt ở phòng khách, hướng ra cửa chính và chỉ có kích thước vừa phải. Đối với loại bàn thờ này cách bài trí sẽ là đặt bát hương phía sau và phía trước là mâm ngũ quả.

4. Cách đặt bát hương của 3 miền Bắc, Trung, Nam thế nào?

Việt Nam chúng ta có sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán. Trong việc thờ cúng cũng vậy, mỗi miền thường có sự khác nhau trong cách bài trí, khấn vái… Vậy đối với cách đặt bát hương và mâm ngũ quả, liệu rằng có sự khác nhau gì giữa ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta hay không? Vua Nệm sẽ làm rõ ngay dưới đây.

4.1 Miền Bắc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

Việc bài trí bát hương, mâm ngũ quả còn có sự khác nhau giữa các vùng miền. Ở miền Bắc, việc thờ cúng gia tiên rất được coi trọng ở mọi gia đình. Từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong việc cúng bái cũng rất được xem trọng, tỉ mỉ. Về phần mâm ngũ quả, các gia đình miền Bắc rất xem trọng và chuẩn bị chu đáo để dâng lên bàn thờ gia tiên.

Theo tìm hiểu, người miền Bắc sẽ đặt bát hương ở phía trước mâm ngũ quả. Ở điểm này có sự tương đồng với cách bài trí của đại đa số. Tuy nhiên ở mâm ngũ quả sẽ có đôi chút khác biệt. Theo đó người miền Bắc thường đặt nải chuối ở phía dưới mâm, sau đó đặt quả bưởi ở chính dưới và cài những quả quất nhỏ vào những khe của nải chuối để trông đầy đặn, thể hiện ý nghĩa về cuộc sống sung túc, đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.

4.2 Miền Trung đặt bát hương ở đâu?

Đối với người miền Trung như đã nói ở trên thường có sự đơn giản, có gì cúng nấy thể hiện đúng phẩm chất chân thành, chất phác của người dân nơi đây. Đôi khi là trái mãng cầu, thanh long, nải chuối… hái được từ vườn, người dân cũng sẽ dâng lên bàn thờ để mời gia tiên, ông bà thưởng thức. Mâm ngũ quả của người miền Trung có thể vì thế mà không đảm bảo số lượng và chỉ thường được chỉn chu vào các dịp lễ cúng lớn trong năm.

Mâm ngũ quả của người miền Trung đầy lòng thành kính
Mâm ngũ quả của người miền Trung đầy lòng thành kính

Tuy nhiên về việc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả thì người miền Trung vẫn sẽ đặt mâm ngũ quả ở phía trước và bát hương ở phía sau, trung tâm của bàn thờ. Vị trí này đảm bảo bát hương nằm ở trung tâm, hội tụ tinh khí, còn mâm ngũ quả sẽ hướng về phía góc nhìn của người cúng bái.

4.3 Miền Nam đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

Tương tự như người miền Bắc và miền Trung, người miền Tây cũng đặt bát hương phía sau mâm ngũ quả. Người dân nơi đây cũng tận dụng những loại trái cây phổ biến tại địa phương như chuối, dừa, đu đủ, mãng cầu… để làm thành một mâm ngũ quả. Đối với người dân miền Tây, mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trong các nghi lễ, phong tục, nhất là trong các đám giỗ của ông bà, gia tiên.

Người miền Tây đặt mâm ngũ quả phía trước bát hương
Người miền Tây đặt mâm ngũ quả phía trước bát hương

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả tưởng chừng ai cũng đã biết nhưng đôi khi trong việc bài trí chúng ta vẫn có những nhầm lẫn nhất định. Nói tóm lại, quy tắc chung sẽ là đặt bát hương phía sau mâm ngũ quả. Một số trường hợp bàn thờ có kích thước nhỏ, không tiện đặt trước sau thì bạn có thể đặt mâm ngũ quả chếch sang bên trái hoặc bên phải bát hương. Điều này có thể linh hoạt một chút tùy vào bàn thờ của gia đình, tộc, họ có kích thước như thế nào. Hơn hết vẫn là thái độ thành kính khi cúng bái gia tiên.