2.4. Tăng nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu
Nước cốt chanh tươi có tính axit có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết việc sử dụng chanh quá mức đôi khi có thể dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên. Một số nghiên cứu tin cậy đã chứng minh việc sử dụng một lượng chanh đáng kể là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu.
Thủ phạm được xác định là do một loại axit amin có tên là tyramine, tồn tại trong chanh với số lượng khá lớn. Dưới tác dụng của loại axit amin này sẽ khiến lượng máu dồn lên não tăng cao bất ngờ và gây ra chứng đau nửa đầu.
Bạn đang xem: Ăn nhiều chanh có hại dạ dày không?
5. Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận
Bên cạnh nước cốt, phần vỏ quả chanh được sử dụng rộng rãi trong các công thức nấu ăn và đây là một yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận. Lý giải cho điều này đó là vỏ chanh có hàm lượng oxalat rất cao, khi đưa vào cơ thể oxalat sẽ biến đổi thành dạng tinh thể và ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến hình thành sỏi thận.
2.6. Gây các vấn đề răng miệng
Xem thêm : Lắc Tay Nam Vàng 24K 1 Chỉ, 2, 3 ,5 Chỉ Giá Bao Nhiêu Tiền?
Các thành phần có trong chanh như Axit citric, axit ascorbic và lượng đường tự nhiên là những yếu tố thuận lợi cho các vấn đề về răng miệng (như sâu răng và ăn mòn răng). Để hạn chế tình trạng này, chúng ta chỉ nên sử dụng nước cốt chanh đã được pha loãng.
2.7. Gây ra nhiều vấn đề về đường ruột
Sử dụng quá nhiều nước cốt chanh tươi có thể khiến cơ thể gặp các vấn đề về tiêu hóa. Lý giải cho tác dụng phụ này là do lượng vitamin C có trong chanh vượt trội so với lượng vitamin C cơ thể có thể hấp thụ. Do đó, lượng vitamin C dư thừa không được hấp thụ có thể gây nên các triệu chứng về đường ruột như tiêu chảy và buồn nôn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp