Hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp? Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân có tư cách pháp nhân không?
Trả lời:
Bạn đang xem: TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Tư cách pháp nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân cụ thể như sau:
“Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Xem thêm : "Điểm mặt" TOP 7 khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Trường hợp tổ chức không đáp ứng được bất kỳ một trong bốn điều kiện như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân.
Xem thêm : Ý nghĩa của cây vạn tuế trong phong thủy
Trong 05 loại hình doanh nghiệp trên thì có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”.
Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tức mọi hoạt động của chi nhánh hay văn phòng đại diện đều phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập.
Nguyễn Hà
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp