Một số người gạt bỏ ý nghĩ rằng mình đang bị căng thẳng, stress và giả vờ như mọi thứ đều ổn. Nhưng nếu căng thẳng không được kiểm soát và trở thành mãn tính sẽ là một “sát thủ” thầm lặng cho sức khỏe của bạn. Vậy stress gây ra những bệnh gì? Và những dấu hiệu đầu tiên nào mà bạn cần nhận biết để can thiệp biện pháp khắc phục ngay. Cùng KingSport tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
stress mãn tính sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe
Bạn đang xem: Stress Gây Ra Những Bệnh Gì? 19 Dấu Hiệu Của Stress
1. Dấu hiệu bạn bị stress nghiêm trọng
Khi bạn đang ở trong một tình huống căng thẳng nghiêm trọng, nhịp tim của bạn tăng nhanh, bạn thở nhanh hơn, cơ bắp căng thẳng và tay đổ mồ hôi. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn đối với căng thẳng và nó được tạo ra bởi sự giải phóng các hormone, bao gồm cortisol và adrenaline trong cơ thể. Đây là tình trạng stress. Bạn đã biết stress gây ra những bệnh gì?
Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên căng thẳng trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng thẳng mãn tính và mức độ hormone tiết ra trong cơ thể không lành mạnh này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý cực nguy hiểm. Dưới đây là 11 dấu hiệu ban đầu để nhận diện bản thân đang bị căng thẳng:
- Lo lắng hoặc căng thẳng
- Tức giận hoặc khó chịu
- Khó tập trung hoặc hay quên
- Trầm cảm, tâm trạng thấp, hay khóc
- Mệt mỏi
- Tâm trạng thất thường
- Cảm thấy lo lắng, áp lực
- Khó ngủ
- Thay đổi thói quen ăn uống hoặc thèm ăn (ăn nhiều hơn hoặc ít hơn)
- Gia tăng sử dụng rượu và chất kích thích
Những dấu hiệu của stress rất dễ nhận biết trong cuộc sống
Tất cả những hormone gây căng thẳng đó cũng có ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Dưới đây là một số triệu chứng thể chất phổ biến nhất gồm:
- Căng cơ (vai, lưng hoặc hàm căng cứng)
- Đau đầu
- Các triệu chứng tiêu hóa , bao gồm trào ngược axit, đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy
- Tăng huyết áp và nhịp tim
- Đổ mồ hôi
- Khô miệng
- Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
- Giảm khả năng miễn dịch – bạn có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Viêm da
2. Nguyên nhân gây căng thẳng
Các tình huống và áp lực gây ra căng thẳng được gọi là tác nhân gây căng thẳng. Chúng ta thường nghĩ những yếu tố gây căng thẳng là tiêu cực, chẳng hạn như lịch trình làm việc mệt mỏi hoặc mối quan hệ rạn nứt. Tuy nhiên, bất cứ điều gì đặt ra yêu cầu cao đối với bạn đều có thể gây căng thẳng. Điều này bao gồm các sự kiện như: kết hôn, mua nhà, đi học đại học hoặc trách nhiệm quá lớn khi được thăng chức,..
Tất nhiên, không phải mọi căng thẳng đều do các yếu tố bên ngoài gây ra. Căng thẳng cũng có thể do nội tại hoặc tự tạo ra, khi bạn lo lắng quá mức về một điều gì đó có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra. Thậm chí những suy nghĩ bi quan, phi lý về cuộc sống,…
Các nguyên nhân bên ngoài phổ biến của căng thẳng bao gồm:
- Những thay đổi lớn trong cuộc sống
- Công việc hoặc trường học
- Khó khăn trong mối quan hệ
- Vấn đề tài chính
- Quá bận rộn
- Trẻ em và gia đình
Xem thêm : Đậu phụ để được mấy ngày? Cách bảo quản đậu phụ được lâu?
Các nguyên nhân gây căng thẳng bên trong phổ biến bao gồm:
- Không có khả năng chấp nhận sự không chắc chắn
- Tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt
- Tự nói chuyện tiêu cực
- Kỳ vọng không thực tế / chủ nghĩa hoàn hảo
- Thái độ tất cả hoặc không có gì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, mỗi người sẽ có một áp lực khác nhau
3. Stress gây ra những bệnh gì?
3.1. Mất ngủ
Một cuộc khảo sát 43% trong số gần 2.000 người trưởng thành bị căng thẳng đã khiến họ trằn trọc vào ban đêm ít nhất một lần trong tháng qua. Khi họ ngủ không ngon, 21% cho biết họ cảm thấy căng thẳng hơn.
3.2. Cảm lạnh thông thường
Căng thẳng cũng có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch của bạn, điều này có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn như cảm lạnh. Những người bị căng thẳng có nhiều khả năng bị nhiễm vi-rút hơn sau khi tiếp xúc.
Stress có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim
3.3. Bệnh tim
Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng mãn tính và mức độ hormone gây căng thẳng không lành mạnh có thể góp phần gây ra bệnh tim. Điển hình như viêm cơ tim bởi căng thẳng dai dẳng có thể góp phần gây viêm trong hệ thống tuần hoàn, đặc biệt là ở các động mạch vành.
Viêm động mạch là thủ phạm chính đằng sau sự tích tụ và vỡ mảng bám trong thành động mạch và các cơn đau tim sau đó. Ngoài ra, căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy muốn ăn quá nhiều, hút thuốc hoặc bỏ tập thể dục – tất cả đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim.
Cao huyết áp cũng nằm trong số những bệnh lý có thể xảy ra khi bạn bị stress lâu ngày
3.4. Tăng huyết áp
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng hormone khiến tim đập nhanh hơn và mạch máu co lại. Điều này dẫn đến huyết áp của bạn tăng đột biến tạm thời. Khi điều này xảy ra thường xuyên, sẽ dẫn đến tổn thương mạch máu, tim và thận.
3.5. Bệnh đường tiêu hóa
Xem thêm : TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 6
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột làm tăng khả năng bạn mắc phải tình trạng viêm ruột, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy và khó chịu.
3.6. Đau mãn tính
Một số tình trạng đau mãn tính như đau nửa đầu và đau lưng dưới. Rất nhiều cơn đau thắt lưng mãn tính có liên quan đến căng thẳng.
4. Cách cải thiện tình trạng stress kéo dài
Một trong những cách tốt nhất để bạn cải thiện tình trạng stress là hãy dành thời gian nghỉ ngơi, cho bản thân và mắt được thư giãn sau một ngày dài dán mắt vào màn hình máy tính hoặc vận động mệt mỏi.
Trong thời gian rảnh này bạn có thể chọn cách tập thể dục. Đây là một phương án tốt nhất cho tất cả mọi người, hỗ trợ từ việc cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Bạn có thể bắt đầu với việc tập luyện đơn giản như đi bộ, đạp xe hay tập tạ ngoài trời hoặc tại nhà với các thiết bị chăm sóc sức khỏe đều được.
Với việc chọn các mẫu thiết bị luyện tập tại nhà còn mang đến cho bạn nhiều tiện ích hơn khi kết hợp các bài tập sẵn có, chương trình luyện tập nhanh chóng chỉ với một nút chạm giúp tăng cường hiệu quả tập luyện và tiết kiệm thời gian. Chưa hết, còn sở hữu thêm tính năng nghe nhạc giúp người dùng có nhiều trải nghiệm tập luyện hấp dẫn và bùng nổ hơn trong thời gian rảnh.
Ngoài ra sau khoảng thời gian luyện tập bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị massage máy cầm tay giúp giãn cơ hoặc ghế massage toàn thân nhằm hỗ trợ phục hồi cơ-xương-khớp tốt hơn. Chưa kể ghế massage toàn thân còn tích hợp thêm các công nghệ như massage nhiệt hồng ngoại, massage không trọng lực, massage chân chuyên nghiệp bằng hệ thống túi khí & con lăn tiên tiến. Một trợ thủ đắc lực giúp bạn cân bằng sức khỏe tinh thần lẫn thể chất chỉ với 15-20 phút/liệu trình ngay tại nhà của mình.
Nếu bạn là dân văn phòng thì thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính và cảm thấy mệt mỏi thì có thể sắm máy massage mắt, máy massage đầu để cải thiện sức khỏe chuyên biệt tại vùng đau nhất định ngay tại chỗ làm việc.
Ghế massage hoặc các thiết bị chăm sóc sức khỏe khác sẵn sàng là trợ thủ đắc lực
>>> Một số sản phẩm gợi ý tốt nhất cho bạn:
Nếu bạn quan tâm đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe, liên hệ ngay KingSport qua tổng đài miễn cước 1800 68 62 để được tư vấn tận tình hoặc đến trực tiếp 130 showroom KingSport trên toàn quốc để trải nghiệm hoàn toàn miễn phí nhé. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về thuật ngữ stress gây ra những bệnh gì và sớm có cách khắc phục, sở hữu cuộc sống giàu sức khỏe giàu hạnh phúc ngay hôm nay!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp