Bệnh nấm mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da.
Nấm được tìm thấy trong đất và trong phân của động vật bị nhiễm bệnh. Mèo mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
Bạn đang xem: Tất tần tật thông tin về Bệnh Nấm Mèo – Cách chữa trên Mèo và Người
Bệnh nấm mèo có nguy hiểm không?
Nấm ở mèo có thể gặp ở bất kỳ chú mèo nào, nhưng phổ biến nhất là ở các bé mèo tây có bộ lông dày, dài. Mèo bị nấm có thể xuất hiện ở bề mặt da, chân lông và cả móng của mèo.
Ở thể nhẹ, mèo bị nấm chỉ ngứa ngáy, gãi nhiều, dần dần sẽ tổn thương vùng da rộng hơn, làm lông rụng từng mảng, lớp da bong tróc, chảy máu.
Nặng nhất là mèo bị nấm lan ra toàn thân, lây cho các thú cưng khác và nhiễm trùng nếu không được điều trị ngay.
Tuy nhiên, có một số loại nấm có khả năng làm hỏng da và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó.
Dấu hiệu mèo bị nấm.
Bệnh nấm trên mèo gặp ở mèo mọi lứa tuổi và mọi giống mèo. Thường gặp với mèo dưới 6 tháng tuổi và mèo lông dài.
Bệnh nấm mèo gây ra tình trạng ngứa, gãy sợi lông hoặc rụng lông thành từng mảng.
Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.
Trường hợp mèo bị nấm nặng, lây lan toàn thân có thể thấy rụng lông mảng lớn, da dày tăng sinh, viêm da… Lâu ngày dẫn tới nhiễm trùng máu, có thể gây tử vong.
Bệnh nấm mèo lây lan trong cả đàn mèo và có thể lây sang người, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người mới đến khu vực, những người mẫn cảm với mèo.
Xem thêm : Biển số xe Sóc Trăng là bao nhiêu
Mèo bị nấm dễ lây lan khi nhốt chung với các con khác hoặc lây lan khi mèo mới đẻ.
Mèo bị nấm dễ nhầm lẫn với ghẻ. Để chẩn đoán chính xác tốt nhất nên cạo 1 mảng da & lông khu vực bị và soi kính để chẩn đoán.
Các triệu chứng liên quan đến nhiễm nấm ở mèo phụ thuộc vào loại vi khuẩn nấm. Dưới đây là một số triệu chứng thường thấy nhất ở mèo khi bị nhiễm nấm:
– Mèo bị ngứa, gãi nhiều, thường xuyên cọ sát với đồ vậy như cây cối, bàn ghế để gãi ngứa.
– Trên bề mặt da của mèo (dễ thấy khi vạch lông ra) hoặc ở đỉnh tai, quanh miệng, mắt, móng chân … xuất hiện các đốm đỏ. Các vết đốm trên da mèo bong vảy có dịch hoặc có mủ và mùi hôi.
– Ở các vùng da bị nấm, lông khô xơ, rụng nhiều, nặng hơn sẽ rụng thành từng mảng lông lớn.
– Giảm cân
– Sốt
– Ăn mất ngon
– Khó thở
– Tổn thương trên da (thông thường vùng da sẽ bị kích ứng và mẩn đỏ)
– Lười vận động (hơn thường ngày)
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mèo
Xem thêm : Tổ chức đại diện người lao động là gì? Vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động?
Dưới đây là một số nguyên nhân chính của bệnh nấm ở mèo:
- Do bọ chét cắn đốt gây ra vết thường trên da.
- Ung thư tuyến tụy hoặc gan, cơ thể suy giảm miễn dịch.
- Mèo không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên đúng cách. Đặc biệt ở những giống mèo lông dài. Sấy lông không khô hoàn toàn, độ ẩm trên da cao, lông bết lại tạo điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm nảy mầm nhất là trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta.
- Tiếp xúc với mầm bệnh.
- Nhiễm nấm qua các vết thường hở trên da.
Do chăm sóc bộ lông cho mèo kém, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm phù hợp cho nấm phát triển, mèo ít được tắm nắng, sau khi tắm cho mèo không sấy khô lông, mèo nghịch bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ.
Một số loại nấm ở mèo
Mèo bị nấm có thể nhiễm một số loại nấm sau:
- Malassezia pachydermatis.
- Cutaneous sporotrichosis.
- Disseminated sporotrichosis.
- Rhinosporidiosis.
- Phaeohyphomycosis.
- Mycetomas.
- Cryptococcosis.
- Coccidioidomycosis.
- Candidiasis.
Điều trị mèo bị nấm
Bệnh nấm da trên mèo thường khó điều trị, nếu lây sang người, nên loại bỏ.
Mèo bị nấm có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm cho mèo như: thuốc mỡ, thuốc kháng nấm đường uống. Trường hợp da có u nang, apse cần can thiêp phẫu thuật để cắt bỏ. Trong một số trường hợp, các u nang này tái phát lại và khó điều trị.
Những con mèo bị bệnh nặng cần được điều trị nội trú trong bệnh viện cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về cách tránh bị nhiễm bệnh trước khi bạn đưa mèo về nhà. phía dưới mình sẽ liệt kê cách điều trị mèo bị nấm tại nhà
Một số loại thuốc điều trị nấm: Nizoral, Ketoconazol, Flucinazol – dùng từ 1-2 lần/ ngày
Dùng cùng kháng sinh đề phòng bội nhiễm.
Không tắm bằng xà phòng trong quá trình điều trị. Vệ sinh & làm sạch khu vực trước khi bôi thuốc bề mặt. Hạn chế tình trạng mèo liếm thuốc bôi ngoài da.
Phòng bệnh nấm trên mèo.
Thường xuyên cho mèo tắm nắng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp