1. Xây dựng cơ bản là gì?
Xây dựng cơ bản được hiểu là các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và không có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định.
Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – xã hội , nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Bạn đang xem: Xây dựng cơ bản là gì? Quy định đầu tư xây dựng cơ bản?
Xây dựng cơ bản trong tiếng anh là “Capital construction“.
2. Quy định đầu tư xây dựng cơ bản:
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
Đầu tư xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất. Bao gồm các đặc điểm sau:
Xem thêm : [Giải đáp] Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không?
– Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng lại trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vì vậy, quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, trách ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định.
– Đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài, thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành công của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Vì vậy, các yếu tố thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chẳng hạn: giá cả, lạm phát, lãi suất,…
– Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng gắn liền với đất XDCT. Vì vậy, mỗi công trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chi phối bởi điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, khí hậu, thời tiết,… của nơi đầu tư xây dựng cơ bản, nơi đầu tư xây dựng cơ bản cũng chính là nơi đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Sản phẩm xây dựng cơ bản chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng. Chính vì vậy, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư XDCT được xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư XDCT.
– Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục công trình, công trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết,… của nơi đầu tư XDCT. Mục đích của đầu tư và các điều kiện trên quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô và kết cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công… và dự toán chi phí đầu tư XDCT, hạng mục công trình. Vì vậy, quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phải gắn với từng hạng mục công trình, công trình xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư.
– Đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hình công trình và mỗi loại hình công trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng. Quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với đặc điểm của từng loại hình công trình nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
– Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công XDCT thường xuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư XDCT. Quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thúc đẩy quá trình tổ chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công… nhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vật tư và tiền vốn trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình.
3. Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản:
Xem thêm : 5 tác dụng của mặt nạ chanh mật ong và 13 cách làm đơn giản
Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản nêu trên cho thấy tính đa dạng và phức tạp của đầu tư xây dựng cơ bản và đòi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản lý và cấp phát vốn phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Chính vì vậy, quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cần phải có những nguyên tắc nhất định, biện pháp, trình tự quản lý, cấp phát vốn dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và được vận dụng phù hợp với đặc điểm của điểm đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhìn chung quy định về đầu tư xây dựng cơ bản trong các văn bản pháp luật hiện hành không thực sự rõ ràng, khi nhắc đến đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu người ta nghĩ đến nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, bởi chi đầu tư xây dựng cơ bản là một nhiệm vụ chi quan trọng mà ngân sách phải đảm bảo. Phân tích hay tìm hiểu về đầu tư xây dựng cơ bản là sự kết hợp của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Luật Xây dựng, điều này cũng phần nào đánh giá được tính phức tạp mà nó hiện hữu.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước. Theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, có thể chia nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành: (i) Vốn đầu tư của ngân sách trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. (ii) Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ lợi ích của từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và sử dụng.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào ngân sách nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặt trái của cơ chế thị trường là các cá nhân, tổ chức kinh tế sẽ không đầu tư vào lĩnh vực không lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao, trong khi đó đầu tư xây dựng cơ bản lại rất cần thiết cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy chỉ có chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước mới có thể thực hiện được vai trò quan trọng này. Đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản góp phần tạo các nhà xưởng mới, thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất mới, hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ. Từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp