Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ xuất sắc trong nghiệp văn chương ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử. Bài thơ thành công không bởi những câu từ được đặt để tỉ mỉ, hình ảnh xứ Huế hiện ra thật đẹp mà còn vì câu chuyện tình đơn phương được khuất lấp.
Khi đọc tác phẩm, nhiều độc giả thắc mắc về Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn vĩ dạ? bởi Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ được ra đời từ một nguyên cớ rất đặc biệt. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi biên soạn bài viết dưới đây nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho Khách hàng.
Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác đây thôn vĩ dạ
Giới thiệu tác giả Hàn Mạc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912- 1940) là nhà thơ nổi tiếng khởi nguồn cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông.
Vào khoảng đầu 1935, gia đình phát hiện những dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông. Vì thành kiến sai lầm rằng đó là căn bệnh truyền nhiễm, các bệnh nhân bấy giờ vừa bất lực vì bệnh tật hành hạ, vừa đau đớn bởi xử xa lánh, hắt hủi và thậm chí là ngược đãi từ những người xung quanh. Gia đình Hàn Mặc Tử phải đưa ông trốn chạy khắp mọi nơi bởi tai mắt của chính quyền địa phương luôn trực chờ mang ông đi. Dẫu rằng nếu đưa ông vào nơi có điều kiện chữa trị nhất lúc bấy giờ là Bệnh viện phong Quy Hòa, ông sẽ không kết thúc cuộc đời của mình ở độ tuổi trẻ như thế.
Cuộc đời tuy ngắn ngủi, đau thương nhưng thơ ông lại dồi dào, mạnh mẽ. Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ở thơ ông, ta thấy từng câu, từng chữ như sự giằng xé, giao tranh để giành lại sinh mệnh với cuộc đời.
Phong cách nghệ thuật nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông làm thơ từ lúc 14, 15 tuổi sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn.
Qua diện mạo hết sức phức tạp của Hàn Mặc Tử, người ta vẫn có thể thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử.
Xem thêm : Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới đã được ra đời thế nào?
Thế giới thơ Hàn Mặc Tử được chia thành hai phần đối lập nhau:
– Những vần thơ điên loại, ma quái với hai hình tượng chính là hồn và trăng.
– Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo với những hình ảnh trong sáng, đẹp lạ thường.
Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ
“Đây thôn Vĩ Dạ” ban đầu có tên “ Ở đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên sau đổi thành Đau Thương. “Đây thôn Vĩ Dạ” được cho là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
Bài thơ là những cảm xúc ngổn ngang chất chứa trong lòng Hàn Mặc Tử từ mối tình đơn phương dành cho cô Hoàng Thị Kim Cúc. Cô là nàng thơ xứ Huế mà ông luôn đau đáu hướng về và cũng là mạch nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ông.
Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền thuộc Quy Nhơn, ông đã phải làm nét đẹp thơ mộng, e lệ và rất đỗi duyên dáng của cô Hoàng Thị Kim Cúc. Nhưng sâu thẳm trong ông vẫn tồn tại những nhút nhát, e dè giăng mắc khắp tâm tưởng làm ông thật khó giãi bày. Ông chỉ lẳng lặng chôn kín tình cảm ấy vào sâu thẳm nơi trái tim, lẳng lặng để nó phai nhạt khi cô theo cha trở về thôn Vĩ Dạ (Huế ).
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử đã thay ông tâm tình hết nỗi lòng đến cô. Dưới sự gợi ý của người em ấy, cô đã gửi cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm mấy lời nhắn nhủ.
Giá trị nội dung của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Xem thêm : Tuổi Mậu Tuất 1958 mạng Mộc hợp màu gì?
– Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hi vọng.
– Bài thơ chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
– Trí tưởng tượng phong phú.
– Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
– Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
– Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ cùng một số nội dung khác có liên quan. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp