Cà dại hoa trắng hay còn gọi là cây cà quạnh, một loại cà mọc hoang hóa rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, cây sống quanh năm và phát triển rất mạnh.
Trước kia tôi vẫn nghĩ loại cây cà dại này không dùng được, nhưng thực tế cà dại hoa trắng được người dân miền núi dùng rất nhiều, ngoài dùng làm rau ăn còn dùng làm thuốc điều trị một số chứng bệnh.
Bạn đang xem: Cà dại hoa trắng công dụng gì và quả cà có độc không ?
- Tên khác: Cà quýnh, cà quạnh
- Tên khoa học: Solanum torvum (1)
- Họ: Cà
Mô tả cây thuốc
- Thân: Cà dại hoa trắng là dạng cây thân thảo sống lâu năm, có thể cao tới 2 mét nhưng cây rất mềm và dễ bị bẻ gãy. Trên thân cây có gai nhọn thưa thớt ở một số cành nhỏ.
- Lá: Xẻ thành nhiều khía lớn, mặt trên lá màu xanh nhiều gân hiện rõ, mặt dưới lá có màu trắng với ít bụi lông mịn.
- Hoa: Màu trắng, có 5 cánh, nhụy vàng, giống hoa của cây cà gai leo.
- Quả: Màu xanh, hình cầu, đường kính khoảng 1cm; quả mọc thành từng chùm, quả có thể ăn được.
Cà dại hoa trắng mọc ở đâu ?
Xem thêm : Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Hải Phòng 2023/2024
Cây mọc hoang dại ở khắp nơi, nhiều nhất ở miền núi. Cây này thường mọc hoang ở ven đường, sườn đồi, ngoài ra một số gia đình còn trồng loại cây này lấy quả làm rau ăn. Ở Hòa Bình người dân dùng quả cà dại hoa trắng để muối ớt, làm món rau đồ thập cẩm ăn rất ngon.
Bộ phận dùng
Quả và rễ cây.
Công dụng của cây cà dại hoa trắng
Kinh nghiệm dân gian thường dùng cà dại hoa trắng để điều trị một số căn bệnh như bệnh:
- Dùng quả để điều trị nứt gót chân, nứt gan bàn chân.
- Dùng rễ để điều trị chứng đau răng, sâu răng
- Ngoài ra người dân còn dùng quả làm thức ăn, như một loại rau xanh
Các dùng cà dại hoa trắng làm thuốc
Xem thêm : Quan hệ với bạn gái 17 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nứt gót chân: Dùng quả tươi giã nát, thêm vài hạt muối trộn đều đắp ngoài da, sau đó lấy vải băng cuốn lại. Theo kinh nghiệm đây là cách đơn giản điều trị chứng nứt gót chân và nứt gan bàn chân khá hay.
Điều trị đau răng: Dùng rễ cây khoảng 15g sắc đặc lấy nước, ngậm khoảng 5 phút rồi nhổ nước này đi. Không nuốt nước các bạn nhé.
Các món ăn từ cà dại hoa trắng
Cà muối ớt:
- Chuẩn bị: Trái cà dại hoa trắng 500g, ớt thóc 200g, muối 50g, nước mắm 100ml, lọ thủy tinh 01 cái
- Thực hiện: Hái trái cà khi trái đã có kích thước khoảng 1cm, không nên hái trái quá già. Cà và ớt rửa sạch để dáo nước. Sau đó bỏ một nắm cà vào lọ, rắc chút muối vào, bỏ ớt vào, thêm nước nắm vừa đủ sau đó lắc đều cho muối, nước nắm, cà ớt trộn đều lẫn với nhau. Đậy kín nắm bình và để trong thời gian khoảng 1 tuần là dùng được.
Rau đồ đồ thập cẩm
- Chuẩn bị: Trái cà 100g, lá đu đủ 3 loại bánh tẻ, rau ngót 1 nắm, lá muồng muồng 1 nắm, rau máu 1 nắm, lá cây bọ mẩy 1 nắm. Chuẩn bị 1 nồi, một cái chõ để đồ.
- Thực hiện: Các loại rau đem rửa sạch, trộn đều lại với nhau. Bỏ rau vào nồi chõ đồ chín bằng hơi nước, các bạn đồ trong thời gian khoảng 1 giờ sao cho rau chín mềm là được. Gắp rau ra chấm ăn với nước mắm ớt hoặc ăn với vừng sẽ rất ngon và bùi miệng. Đây là một món ăn mang đậm nét bản sắc truyền thống của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, ai ăn môt lần sẽ nhớ mãi mùi vị của món rau đồ này.
Lưu ý khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai không nên dùng vị thuốc này.
- Trái cây này không độc, có thể sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày với nhiều món ăn lạ miệng.
- Cần chú ý quan sát, tránh nhầm lẫn cây này với các loại cà dại khác, bởi một số loại cà dại có độc tính cao rất nguy hiểm có thể gây ngộc độc như cây cà độc dược,
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp