Đề-ca-mét-vuông. Héc-tô-mét-vuông. Héc -ta. – Toán lớp 5

1. Đề-ca-mét vuông

– Khái niệm: Đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.

– Kí hiệu (cách viết tắt): Đề-ca-mét vuông viết tắt là $dam^2$

Hình vuông 1$dam^2$ gồm 100 hình vuông 1$m^2$.

1$dam^2$ = 100$m^2$

2. Héc-tô-mét vuông

– Khái niệm: Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm.

– Kí hiệu (cách viết tắt): Héc-tô-mét vuông viết tắt là $hm^2$.

Hình vuông 1$hm^2$ gồm 100 hình vuông 1$dam^2$

1$hm^2$ = 100$dam^2$ = 10000$m^2$

Thông thường, khi đo diện tích ruộng đất, người ta còn dùng đơn vị héc-ta.

Héc-ta viết tắt là ha.

1ha = 1$hm^2$

1ha = 10000$m^2$

3. Các dạng bài tập

Dạng 1: Đọc hoặc viết các số đo diện tích

Phương pháp:

– Đọc số đo diện tích trước rồi đọc tên đơn vị đo diện tích sau.

– Viết số đo diện tích trước rồi viết kí hiệu tên đơn vị diện tích sau.

Ví dụ:

a) 3$hm^2$ được đọc là ba héc-tô-mét vuông.

14$dam^2$ được đọc là mười bốn đề-ca-mét vuông.

b) Sáu héc-ta được viết là 6ha.

Hai mươi đề-ca-mét vuông được viết là 20$dam^2$

Dạng 2: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 4$hm^2$ = …$dam^2$

Ta có: 1$hm^2$ = 100$dam^2$

Nên 4$hm^2$ = 100$dam^2$ x 4 = 400$dam^2$

Vậy 4$hm^2$ = 400$dam^2$

b) 1$m^2$ = …$dam^2$

1$dam^2$= 100$m^2$nên 1$m^2$ = $frac{1}{100}$ $dam^2$

Vậy 1$m^2$ = $frac{1}{100}$ $dam^2$

c) 5$dam^2$ 9$m^2$ = …$m^2$

Ta có:

1$dam^2$= 100 $m^2$ nên 5$dam^2$ = 500$m^2$

5$dam^2$ 9$m^2$ = 500$m^2$ + 9$m^2$ = 509$m^2$

Vậy 5$dam^2$ 9$m^2$ = 509$m^2$

d) 840 $m^2$ = …$dam^2$… $m^2$

Ta có:

840$m^2$= 800$m^2$+ 40$m^2$ = 8$dam^2$ + 40$m^2$ = 8$dam^2$ 40$m^2$

Vậy 840$m^2$ = 8$dam^2$ 40$m^2$

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo diện tích

Cách so sánh hai số đo diện tích “đề-ca-mét vuông”“héc-tô-mét vuông” tương tự như cách so sánh các số đo diện tích đã học khác.

Lưu ý: Khi so sánh các số đo có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp ( < ; > ; = ) vào chỗ chấm:

a) 35$dam^2$…25$dam^2$

Hai số đo 35$dam^2$ ; 25$dam^2$ có cùng đơn vị đo là $dam^2$.

Mà 35 > 25 nên 35$dam^2$ > 25$dam^2$

b) 16$hm^2$…61$hm^2$

Hai số đo 16$hm^2$; 61$hm^2$ có cùng đơn vị đo là $hm^2$.

Mà 16 < 61 nên 16$hm^2$ < 61$hm^2$

c) 3$hm^2$…208$dam^2$

Ta có 3$hm^2$ = 300$dam^2$

Mà 300$dam^2$ > 208$dam^2$.

Vậy 3$hm^2$ > 208$dam^2$

Dạng 4: Các phép tính với các đơn vị đo diện tích

Các phép tính với hai số đo diện tích “đề-ca-mét vuông” “héc-tô-mét vuông” tương tự như các phép tính với các số đo diện tích đã học khác.

Lưu ý: Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 10$hm^2$ + 6 $hm^2$ = …$hm^2$

Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là $hm^2$

Ta có: 10 + 6 = 16

Vậy 10$hm^2$+ 6$hm^2$ = 16$hm^2$

b) 52$dam^2$ – 19$dam^2$ = …$dam^2$

Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là $dam^2$

Ta có: 52 – 19 = 33

Vậy 52$dam^2$ – 19$dam^2$ = 33$dam^2$

c) 3$dam^2$- 34$m^2$ = …$m^2$

Ta có: 3$dam^2$- 34$m^2$= 300$m^2$ – 34$m^2$ = 266$m^2$.

Vậy 3$dam^2$ – 34$m^2$ = 266$m^2$

d) 35$dam^2$ x 2 = …$dam^2$

Ta có 35 x 2 = 70

Vậy 35$dam^2$ x 2 = 70$dam^2$.

e) 90$hm^2$ : 3 = …$hm^2$

Ta có 90 : 3 = 30

Vậy 90$hm^2$ : 3 = 30$hm^2$