Để đo hiệu điện thế tĩnh điện người ta dùng?

Điện thế là khái niệm được dùng để chỉ đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công của một điểm M nào đó trong điện trường khi nó được đặt tại một điện tích q nào đó. Điện thế của điểm M sẽ được xác định bằng thương số của độ lớn điện tích q và công lực điện tác dụng lên điện tích P khi điện tích dịch chuyển ra điểm M. Vậy hiệu điện thế là gì? Để đo hiệu điện thế tĩnh điện người ta dùng?

Hiệu điện thế là gì?

Hiệu điện thế nằm trong chương trình học Vật lý lớp 7 và lớp 11, khái niệm hiệu điện thế lớp 7 sẽ giản lược hơn khái niệm mà chương trình lớp 11 đưa ra. Cụ thể:

Hiệu điện thế là phần được tạo ra giữa hai cực của một nguồn điện. Hay có thể hiểu, hiệu điện thế chính là công lực của điện di chuyển điện tích giữa hai cực của nguồn điện. (SGK vật lý lớp 7).

Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là một đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự dịch chuyển của một điện tích nào đó từ M sang N. Đồng thời, hiệu điện thế được tính bằng hiệu số giữa điện thế VMVN. (SGK Vật lý lớp 11)

Ký hiệu và đơn vị đo hiệu điện thế?

Hiệu điện thế trong vật lý và ứng dụng đời sống được ký hiệu là U

Công thức để xác định hiệu điện thế từ khái niệm như sau: UMN = VM – VN = AMN/q. Trong đó: UMN là hiệu điện thế; VM là điện thế tại M; VN là điện thế tại N.

Đơn vị tính của hiệu điện thế là Vôn (ký hiệu là V). Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các đại lượng lớn hơn là kilovon (ký hiệu là kV) hay đại lượng nhỏ hơn như milivôn (ký hiệu là mV)

Trong đó:

+ 1kV=1000V

+ 1mV= 0,001V

Công thức tính hiệu điện thế

Công thức tính hiệu điện thế cơ sở như sau: U = I.R

Trong đó:

U là hiệu điện thế (V) I là cường độ dòng điện. R là điện trở của vất dẫn điện.

Để đo hiệu điện thế tĩnh điện người ta dùng?

Để đo hiệu điện thế, người ta sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng đó là vôn kế. Hiện nay vôn kế được chia thành hai loại đó là vôn kế đồng hồ kim và vôn kế hiển thị số. Cả hai loại vôn kế đều có tác dụng giống nhau và có thể dùng để đo hiệu điện thế của dòng điện.

Quan sát phía trên mặt của vôn kế, bạn sẽ biết được đơn vị đo của vôn kế đó. Nếu mặt vôn kế ghi là V thì đơn vị đo là vôn, còn nếu là mV thì đơn vị đo chính là milivon.

Ký hiệu vôn kế trong mạch điện:

– Ký hiệu vôn kế

– Ngoài ra, vôn kế còn có thể được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong cùng một hệ thống điện và thường có gốc thế điện trên một hệ thống điện sẽ được chọn là mặt đất.

Cách đo hiệu điện thế bằng vôn kế

Trước khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế, để tìm được loại vôn kế phù hợp bạn cần xác định được đơn vị và độ chia nhỏ nhất của vôn kế đó. Sau khi xác định được bạn mắc vôn kế song song với hai cực của nguồn điện cần đo. Cụ thể, cực dương (+) của nguồn điện sẽ được mắc với cực dương của vôn kế, tương tự cực âm (-) của nguồn điện sẽ được nối với cực âm của vôn kế.

Cuối cùng, số vôn (hoặc milivôn) hiển thị ở trên màn hình vôn kế là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. Cũng vì vậy mà chúng ta chỉ đo được hiệu điện thế với mạch điện hở thôi nhé.

Lưu ý nếu bạn sử dụng vôn kế đồng hồ kim thì hãy quan sát vị trí của chiếc kim trước khi đo nhé, nếu như nó đang bị lệch thì bạn cần phải chỉnh nó về 0 trước khi bắt đầu đo. Việc này sẽ giúp kết quả đo được chính xác nhất.

Trên đây là nội dung bài viết Để đo hiệu điện thế tĩnh điện người ta dùng? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.