1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
1.1. Sinh sản bằng hình thức phân đôi
Đặc điểm sinh sản của vi sinh vật bằng hình thức phân đôi:
– Màng sinh chất gấp nếp hình thành hạt mêzôxôm.
Bạn đang xem: Đầy đủ lý thuyết về sinh sản của vi sinh vật – Sinh 10 – VUIHOC
– Vòng ADN dính vào các hạt mêzôxôm mục đích để làm điểm tựa và nhân đôi tạo thành 2 ADN.
– Thành tế bào cùng với màng sinh chất được tăng tổng hợp dài ra và dần dần sẽ thắt lại để2 phân tử ADN con về 2 tế bào mới riêng biệt.
Vi sinh vật điển hình: trùng roi xanh, trùng amip,…
1.2. Sinh sản bằng hình thức nảy chồi và tạo thành bào tử
Đặc điểm sinh sản của vi sinh vật bằng hình thức nảy chồi và tạo thành bào tử:
– Sinh sản bằng loại bào tử đốt: phân cắt đỉnh của các sợi sinh trưởng trở thành các chuỗi bào tử.
– Sinh sản của vi sinh vật nhờ quá trình nảy chồi: tế bào mẹ tạo thành một chồi ở gần phía cực, chồi này sẽ lớn dần và tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.
– Nội bào tử vi khuẩn: là dạng cấu trúc tạm nghỉ của vi sinh vật. Lưu ý rằng, đây không phải là hình thức sinh sản mà chúng được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của các vi khuẩn.
Vi sinh vật sinh sản bằng hình thức nảy chồi và tạo bào tử điển hình là thủy tức.
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình học tập THPT vững vàng
2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
2.1. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính
a) Sinh sản bằng bào tử vô tính
Ví dụ: Nấm Mucor, nấm phổi,…
Vi sinh vật sinh sản bằng bào tử vô tính sẽ tạo thành chuỗi bào tử trên phía đỉnh của các sợi nấm khí sinh (Bào tử trần).
b) Sinh sản bằng bào tử hữu tính
Ví dụ: Nấm Mucor…
Sinh sản của vi sinh vật hình thức bào tử hữu tính sẽ tạo thành hợp tử bằng cách 2 tế bào kết hợp với nhau qua giảm phân → Bào tử kín.
2.2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi
Sinh sản bằng hình thức nảy chồi: Nấm men rượu, nấm phổi… → Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi con → tách khỏi tế bào mẹ → cơ thể độc lập.
Sinh sản bằng cách phân đôi: Nấm men rượu rum, tảo lục… → Tế bào mẹ phân đôi → 2 tế bào con.
Sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.
3. Sơ đồ tư duy quá trình sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực
4. Bài tập luyện tập kiến thức Sinh sản của vi sinh vật – Sinh học 10
4.1. Câu hỏi tự luận cơ bản và nâng cao SGK
Câu 1: Vi khuẩn có thể hình thành được những loại bào tử nào?
Lời giải chi tiết:
Vi khuẩn có thể hình thành được những loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử đốt.
– Nội bào tử có thể được hình thành khi gặp trong điều kiện bất lợi. Nội bào tử cấu tạo vỏ dày, bên trong là một hợp chất đặc biệt giúp cho các bào tử rất bền với nhiệt.
– Bào tử đốt: là loại bào tử được hình thành do có sự phân đốt của các sợi dinh dưỡng.
– Ngoại bào tử: là dạng bào tử được hình thành ở bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2: Nếu như không diệt hết hoàn toàn nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bắt đầu phồng phồng, biến dạng, nguyên nhân là?
Lời giải chi tiết:
Nếu thịt đóng hộp không được đảm bảo diệt khuẩn theo đúng quy trình và để lâu ngày, các nội bào tử sẽ có cơ hội mọc mầm phát triển. Chúng sẽ phân giải các chất, tạo ra các chất khí khác làm cho hộp bị phồng lên và biến dạng.
Câu 3: Tại sao một số loại vi khuẩn (ví dụ, Bacillus subtilis) khi sinh trưởng ở trong điều kiện thuận lợi vẫn tạo ra các bào tử?
Lời giải chi tiết:
Vi khuẩn mang bào tử có thể là thuộc tính của loài đó. Trong điều kiện môi trường bất lợi sẽ chỉ thúc đẩy chúng tạo bào tử nhanh chóng hơn và tỉ lệ tạo ra bào tử nhiều hơn. Các loài vi khuẩn không mang bào tử thì dù có ở trong điều kiện khó khăn đến đâu chúng cũng không thể tạo được bào tử
Câu 4: Bào tử là gì ? Tại sao vi sinh vật lại hình thành nên bào tử ?
Lời giải chi tiết:
Bào tử là một cấu trúc đặc biệt do tế bào vi sinh vật sinh ra. Tuỳ loại bào tử thì có chức năng khác nhau:
– Chức năng phát tán.
– Chức năng chống những điều kiện bất lợi từ môi trường (do có màng dày nên chịu được khô hạn, có canxiđipicôlinat nên rất bền nhiệt).
– Chức năng để sinh sản (vô tính hoặc hữu tính).
– Không phải là tất cả vi sinh vật đều có khả năng hình thành nên bào tử. Đối với một số loài, việc hình thành nên bào tử là thuộc tính của mỗi loài
Câu 5: Vi sinh vật có thể tiến hành sinh sản theo các hình thức nào ?
Lời giải chi tiết:
Vi sinh vật có thể tiến hành sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
Vi sinh vật có hình thức sinh sản vô tính chủ yếu là bằng phân đôi.
Xạ khuẩn là loài vi khuẩn hình sợi, sinh sản chủ yếu bằng cách hình thành bào tử vô tính.
Nấm men có khả năng sinh sản vô tính hoặc hữu tính :
+ Sinh sản vô tính: Phổ biến nhất là hình thức nảy chồi. Cũng có loài sinh sản bằng hình thức phân đôi.
+ Sinh sản hữu tính: Hai tế bào đơn bội (n) sẽ tiếp hợp với nhau để tạo thành tế bào lưỡng bội (2n). Tế bào lưỡng bội có thể giảm phân tạo các bào tử (đơn bội) nằm ở trong túi bào tử.
Nấm mốc có khả năng sinh sản vô tính hoặc hữu tính .
+ Sinh sản vô tính: Hình thành những bào tử vô tính gắn thành các chuỗi hoặc nằm ở trong túi.
4.2. Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh sản của vi sinh vật (có đáp án)
Câu 1: Điều nào sau đây là chính xác khi nói về hình thức phân đôi của vi khuẩn?
Xem thêm : Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam và cách quy đổi
A. Có sự hình thành mezoxom
B. ADN mạch vòng của vi khuẩn sử dụng mezoxom làm điểm tựa để có thể phân đôi
C. Có quá trình hình thành vách ngăn để ngăn một tế bào trở thành hai tế bào
D. Cả A, B và C
Câu 2: Ngoại bào tử là:
A. Loại bào tử được hình thành nằm bên ngoài tế bào sinh dưỡng
B. Loại bào tử được hình thành bằng sự phân đốt của các sợi dinh dưỡng
C. Loại bào tử được hình thành ở bên trong một tế bào sinh dưỡng
D. Loại bào tử có vỏ dày, chứa chất canxidipicolinat
Câu 3: Mezoxom ở trong quá trình sinh sản phân đôi của vi sinh vật có vai trò là:
A. Điểm tựa để ADN vòng có khả năng đính vào khi thực hiện phân đôi tế bào
B. Điểm tựa để ADN mạch thẳng có khả năng đính vào khi thực hiện phân đôi
C. Điểm tựa để ADN vòng có khả năng đính vào khi thực hiện nhân đôi ADN
D. Điểm tựa để các bào quan trong tế bào vi khuẩn có khả năng đính vào
Câu 4: Loại bào tử nào dưới đây sẽ không có chức năng sinh sản?
A. Bào tử đốt
B. Bào tử kín
C. Ngoại bào tử
D. Nội bào tử
Câu 5: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng cách nào?
A. Phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt…
B. Phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín…
C. Nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính…
D. Cả B và C đúng
Câu 6: Bào tử kín là loại bảo tử được hình thành:
A. Bên trong túi bào tử
B. Bởi sự phân đốt của các sợi dinh dưỡng của tế bào nhân thực
C. Bên trong tế bào sinh dưỡng của loài tế bào nhân thực
D. Bên ngoài túi bào tử
Câu 7: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng cách:
A. Phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt…
B. Phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín…
C. Nảy chồi, bào tử đốt, các bào tử hữu tính…
D. Cả B và C
Câu 8: Nội bào tử có khả năng giúp vi khuẩn tồn tại ở môi trường khắc nghiệt vì
A. Bào tử có lớp vỏ dày, không chứa chất canxidipicolinat
B. Bào tử có lớp vỏ dày, chứa chất canxidipicolinat
C. Bào tử có vỏ lớp mỏng, chứa chất canxidipicolinat
D. Bào tử có lớp vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển sang trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp điều kiện thuận lợi trở lại
Câu 9: Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật là:
A. Phân đôi nội bào tử hay ngoại bào tử.
B. Phân đôi ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính hay bào tử hữu tính.
D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.
Câu 10: Các hình thức sinh sản chủ yếu của nhóm sinh vật nhân sơ là gì?
A. Phân đôi bằng nội bào tử hay bằng ngoại bào tử.
B. Phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt và nảy chồi.
C. Phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
D. Phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.
Câu 11: Thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn uốn ván ở trong ống nghiệm sau đó đun nóng ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 10 phút; sau đó lấy dịch sau nuôi cấy này ra rồi đưa đều lên đĩa thạch thì vẫn thấy vi khuẩn uốn ván đang phát triển. Phát biểu nào sau đây chính xác về hiện tượng trên?
A. Ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn uốn ván sẽ hình thành bào tử sinh sản đến khi gặp điều kiện thuận lợi như trên đĩa thạch thì bào tử bắt đầu nảy mầm phát triển
Xem thêm : Chế độ dinh dưỡng sau mổ có gì đặc biệt?
B. Ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn uốn ván vẫn có thể phát triển một cách ổn định
C. Nhiệt độ 80 độ C không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của vi khuẩn uốn ván
D. Ở trong nhiệt độ cao, vi khuẩn uốn ván đã hình thành nội bào tử cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi ở trên đĩa thạch thì bào tử bắt đầu nảy mầm phát triển
Câu 12: Mezoxom ở trong quá trình sinh sản phân đôi của vi sinh vật có vai trò là
A. Điểm tựa để ADN vòng có khả năng đính vào khi thực hiện phân đôi tế bào
B. Điểm tựa để ADN mạch thẳng có khả năng đính vào khi thực hiện phân đôi
C. Điểm tựa để ADN vòng có khả năng đính vào khi thực hiện nhân đôi ADN
D. Điểm tựa để các bào quan bên trong tế bào vi khuẩn có khả năng đính lên
Câu 13: Nội bào tử có khả năng giúp được vi khuẩn có thể tồn tại ở trạng thái khắc nghiệt vì
A. Bào tử có lớp vỏ dày, không chứa chất canxidipicolinat
B. Bào tử có lớp vỏ dày, chứa chất canxidipicolinat
C. Bào tử có lớp vỏ mỏng, chứa chất canxidipicolinat
D. Bào tử có lớp vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển sang trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp điều kiện thuận lợi trở lại
Câu 14: Hình thức sinh sản hữu tính có mặt trong nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
A. vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn
B. vi khuẩn, nấm , tảo
C. nấm, tảo, động vật nguyên sinh
D. vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nguyên sinh
Câu 15: Hình thức sinh sản nào dưới đây của nấm sợi?
A. Sinh sản bằng các bào tử vô tính
B. Sinh sản bằng các bào tử hữu tính
C. Sinh sản bằng cách thức phân đôi
D. Sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính
Câu 16: Phương thức sinh sản bằng các bào tử hữu tính sẽ khác với phương thức sinh sản bằng bào tử vô tính ở đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?
A. Có cả quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
B. Có cả quá trình nguyên phân và quá trình thụ tinh nhân lưỡng bội
C. Có quá trình thụ tinh hình thành nhân lưỡng bội
D. Có cả quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh hình thành nhân lưỡng bội
Câu 17: Trong tất cả các hình thức sinh sản của nhóm vi sinh vật nhân sơ, sự hình thành vách ngăn diễn được ra ở hình thức sinh sản nào trong các hình thức dưới đây?
A. Bào tử và nảy chồi
B. Phân đôi
C. Nảy chồi và phân đôi
D. Bào tử
Câu 18: Vi sinh vật nhân sơ sẽ sinh sản theo hình thức nào dưới đây?
A. Trực phân
B. Phân bào miễn nhiễm
C. Phân bào nguyên nhiễm
D. Phân bào nguyên nhiễm
Câu 19: Nội bào tử ở vi khuẩn có đặc điểm nào dưới đây?
A. Không có lớp vỏ, nhiều lớp màng, có hợp chất canxi dipicolinat
B. Có lớp vỏ, nhiều lớp màng, có hợp chất canxi dipicolinat
C. Có nhiều lớp màng, không có lớp vỏ, có hợp chất canxi dipicolinat
D. Có nhiều lớp màng, không có lớp vỏ và hợp chất canxi dipicolinat
Câu 20: Khi nói về các nội bào tử, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Là một cách thức sinh sản của vi khuẩn
B. Là cấu trúc ở dạng tiềm sinh của vi khuẩn
C. Là một bào quan trong vi khuẩn
D. Là một cơ quan sinh sản của các vi khuẩn
Đáp án tham khảo:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D A C D A A D B B B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D C B D D D B A B B
Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể giúp các em hiểu được phần nào kiến thức về các hình thức sinh sản của vi sinh vật. Để học nhiều hơn các kiến thức Sinh học 10 cũng như Sinh học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp