Phụ nữ sau sinh ăn gà được không? Một số lưu ý khi ăn gà dành cho sản phụ sau sinh

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video đẻ mổ có ăn được thịt gà không

Sau sinh ăn gà được không đang là vấn được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi có ý kiến cho rằng nếu ăn thịt gà trong thời gian ở cữ sẽ khiến cho vết mổ hoặc vết thương bị ngứa, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ. Liệu sự thật có đúng như thế không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Sau sinh ăn gà được không?

Sau sinh, cơ thể của người mẹ cần một khoảng thời gian để phục hồi sức khoẻ và các cơ quan trong cơ thể. Để quá trình phục hồi diễn ra một cách suôn sẻ, người mẹ sau sinh cần phải ăn kiêng một số loại thực phẩm cũng như hạn chế nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Theo quan niệm dân gian xưa kia, người mẹ sau sinh cần ăn kiêng thịt gà cũng như các loại thực phẩm dễ gây ra sẹo như rau muống, có đồ nếp, thịt bò… Liệu quan niệm dân gian có đúng trên cơ sở khoa học hay không thì vẫn chưa rõ hoàn toàn. Đây cũng là vấn đề mà nhiều sản phụ sau sinh thấy thắc mắc, đặc biệt là những người ưa thích các món được làm từ thịt gà. Vậy sau sinh ăn gà được không?

Đối với trường hợp sinh thường

Trường hợp sinh thường, người mẹ sẽ phục hồi sức khoẻ nhanh hơn so với trường hợp sinh mổ. Trong quá trình sinh con, để bé được chào đời một cách thuận lợi , suôn sẻ thì bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn. Do vậy, người mẹ khi sinh thường cần được kiêng gà cho đến khi vết rạch đó được lành hẳn.

Theo kinh nghiệm của nhiều sản phụ, nếu ăn gà trong thời gian đầu vừa mới sinh nở thì có thể khiến vết rạch chậm lại, sưng, dễ mưng mủ. Tuy chưa có đánh giá chính xác nhưng trên thực tế, sau sinh thường kiêng ăn gà là điều cần thiết.

Sau khi sinh thường người mẹ cần kiêng ăn gà trong thời gian ít nhất là 2 ngày. Khi vết rạch đã được lành hẳn, các sản phủ sau sinh có thể bổ sung các món ăn được chế biến từ thịt gà để cải thiện sức khỏe.

Đối với trường hợp sinh mổ

Với trường hợp sinh mổ này, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với sinh thường và phải ăn kiêng nhiều loại thực phẩm hơn. Mà trong khi đó, các món được chế biến từ gà đứng đầu danh sách trong nhóm thực phẩm cần phải ăn kiêng sau khi sinh mổ. Bởi trong thịt gà có chất gây ngứa và khi có thể khiến vết mổ mưng mủ, ngứa ngáy, gây sưng đỏ và lâu lành. Trường hợp sinh mổ, khoảng thời gian tốt nhất mà người mẹ sau sinh có thể thoải mái ăn gà là sau 2 tháng. Tuy nhiên, đối với những sản phụ có cơ địa nhạy cảm, vết mổ lâu lành hoặc đã từng bị nhiễm trùng thì nên kiêng ăn gà và các thực phẩm dễ gây viêm ít nhất là 3 tháng sau sinh.

Một số lợi ích của thịt gà đối với sản phụ sau sinh

Thịt gà là loại thực phẩm chất nhiều chất dinh dưỡng và các chất khoáng tốt cho sức khoẻ như dưỡng chất albumin, chất béo, các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, photpho, canxi, sắt. Thịt gà được xếp vào loại thịt trắng cùng với thịt vịt, thịt cá. Thịt trắng là loại thịt có lượng myoglobin thấp và chứa nhiều axit béo không bão hoà. Vì vậy, loại thịt trắng này không những dễ tiêu hoá, ít tăng cân mà còn có thể kiểm soát được nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Sau khi vết khâu cũng như vết mổ lành hẳn, người mẹ có thể sắp xếp các món ăn chế biến từ thịt gà vào chế độ dinh dưỡng sau sinh. Dưới đây là một số lợi ích mà khi ăn gà mang lại cho người mẹ sau sinh. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung đầy đủ các vi dưỡng chất giúp người mẹ hồi phục sức khoẻ và các cơ quan trong cơ thể.
  • Hỗ trợ cải thiện lượng sữa cũng như đảm bảo chất lượng sữa, cải thiện được tình trạng sữa loãng hoặc mất sữa đột ngột.
  • Với lượng protein dồi dào và phức hợp của amino axit ở trong thịt gà, giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, stress, hỗ trợ cải thiện nhịp tim cũng như huyết áp.
  • Trong thịt gà chứa nhiều tryptophan – chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
  • Với hàm lượng sắt, các chất khoáng và các vitamin có trong thịt gà có công dụng cải thiện tình trạng thiếu máu, xanh xao ở người mẹ sau sinh.

Có thể thấy rằng, thịt gà là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sản phụ sau sinh. Do đó, người mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất từ món ăn chế biến từ gà nhưng phải ăn vào thời gian thích hợp.

Một số lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn gà

Như đã phân tích ở trên, thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích đối với các sản phủ sau sinh. Nhưng do thịt gà có tính mưng mủ cũng như gây ngứa nên người mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Những sản phụ có cơ địa dị ứng hoặc bị mẫn cảm thì không nên ăn thịt gà. Bên cạnh đó, những người mẹ nào từng có tiền sử bị dị ứng thịt gà thì cũng không nên ăn nhất là trong giai đoạn cho con bú.
  • Đối với những người bị hen suyễn, người bị phong thấp có nguy cơ cao bị dị ứng thịt gà. Do vậy, nên khi chế biến thịt gà nên cho gừng và các loại gia vị có tính kháng dị ứng để tránh dị ứng.
  • Khi mua các mẹ nên lựa chọn những loại gà rõ ràng nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như đảm bảo giá trị dinh dưỡng để tránh tình trạng ngộ độc, tránh bị rối loạn tiêu hoá.
  • Khi mua nên chọn con gà có lớp da ngoài màu vàng nhạt, mỏng, có màu vàng đậm ở các bộ phận ức, cánh và lưng gà.
  • Đối với sản phụ sinh mổ, tốt nhất không nên ăn da gà. Bởi vì các chất chứa trong da gà có thể khiến vết mổ bị ngứa hoặc mưng mủ, để lại sẹo.
  • Tránh ăn các món gỏi chế biến từ gà, nên nấu chín kỹ thịt gà trước khi ăn.
  • Không nên quá lạm dụng thịt gà trong các bữa ăn vì có thể gây ra khó tiêu hoá hoặc bị táo bón nặng, mỗi bữa nên ăn khoảng 100g thịt gà và ăn 3 – 4 lần/tuần.
  • Khi chế biến thịt gà nên hạn chế dùng nhiều dầu mỡ và các gia vị khác. Theo các bác sĩ phụ sản, các mẹ nên ăn gà luộc, hấp, nấu cháo gà hoặc các món hầm để bồi bổ sức khỏe.

Như vậy, sau sinh ăn gà được không? Câu trả lời là có nhưng sau khi vết khâu hoặc vết mổ đã lành. Thịt gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng cũng không nên lạm dụng quá. Hi vọng thông qua bài viết trên, người đọc có thêm được những thông tin bổ ích giúp cho người mẹ sau sinh bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com