Mức phạt nồng độ cồn xe máy: Nặng nhất tịch thu GPLX

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt nồng độ cồn xe máy, trong đó nặng nhất là tịch thu giấy phép lái xe (bằng lái) trong vòng 2 năm. Nội dung dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết về mức phạt để bạn tham khảo. Cùng xem nhé.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết có liên quan rượu bia.

Thống kê cũng cho thấy, trong số 100 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia thì độ tuổi từ 15-29 chiếm gần 60%. Người trẻ uống rượu bia thiếu kiểm soát, điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia là thực tế đáng lo ngại hiện nay.

Chính vì vậy, việc xử phạt hành chính về vi phạm nồng độ cồn đối với các phương tiện khác như ô tô, xe máy và phương tiện tương tự xe máy, xe đạp điện, xe điện hiện có mức cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính cho biết về mức phạt tiền, mức phạt bổ sung đối với các phương tiện giao thông đường bộ được quy định cụ thể như sau:

Như vậy bạn có thể thấy, không chỉ xe máy mà mức xử phạt nồng độ cồn đối với các phương tiện giao thông khác đều ở mức cao, trong đó có cả phương tiện thô sơ như xe đạp.

muc phat nong do con xe may cao nhat 1

Vi phạm nồng độ cồn khi lái xe máy có thể bị tịch thu bằng lái. Ảnh: Zing News.

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở

Trong trường hợp uống bia rượu hoặc những thức uống có cồn, nhưng bạn không biết chắc chắn liệu nồng độ cồn đã vượt mức cho phép chưa, liệu có bị xử phạt khi lái xe hay không? Vậy bạn có thể tham khảo cách tính như sau:

Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C/210

Trong đó:

  • B: là nồng độ cồn trong khí thở

  • C là nồng độ cồn trong máu (mg) = 1,056 x A:(10W x R). Trong đó, A là số đơn vị cồn đã uống được tính theo công thức = Dung tích bia, rượu (ml) x nồng đồ (%) x 0,79; W là cân nặng của người đã uống; R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính. Nam giới có chỉ số là 0,7 và 0,6 được áp dụng cho nữ giới.

Ví dụ: Một nam giới có cân nặng 65 kg và uống 500 ml bia 5% cồn. Vậy nồng độ cồn trong hơi thở đạt mức như sau:

  • A = 500 x 5% x 0,79 = 19,75 gam

  • C = 1,056 x 19,75/ (10 x 65 x 0,7) = 0,045 g= 45 mg

  • B = 45/210 = 0,21 mg/lít khí thở.

Như vậy, xét theo Nghị định trên, người nam giới trong ví dụ trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Mức 1.

27 content news muc phat nong do con xe may 2 20221206111421 cdtharb3 o

CSGT sẽ đo nồng độ cồn trong khí thở để làm căn cứ làm tính mức độ sai vi phạm. Ảnh: Zing News.

Cách tính thời gian để tan hết nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở

Vậy khi đã uống bia, rượu, cần đợi bao lâu sẽ giúp tan hết nồng độ cồn trong máu/trong hơi thở?

Bạn có thể áp dụng theo công thức sau:

Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C/0,015.

Theo như ví dụ trên thì T được tính như sau: T=C/0,015 = 0,045/0,015 = 3 giờ

Như vậy, người nam giới trong ví dụ trên sẽ cần phải nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng để có thể tan hết nồng độ cồn. Khi đó, có thể tiến hành lái xe mà không bị xử phạt.

OKXE cũng lưu ý rằng, quy định về nồng độ cồn xe máy trong hơi thở/trong máu không có mức tối thiểu. Do vậy, khi uống rượu bia tuyệt đối không được lái xe. Điều này không chỉ giúp bạn tránh khỏi việc xử phạt, mà quan trọng hơn cả sẽ giúp chúng ta đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và cả những người xung quanh khi tham gia giao thông.